Đánh giá kết quả điều trị của sóng xung kích kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt ở bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần

  • 10
Cỡ chữ:

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp sóng xung kích và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. Đối tượng: 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đơn thuần theo y học hiện đại và thuộc thể kiên thống của y học cổ truyền, tự nguyện tham gia điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, chia làm hai nhóm: Nhóm nghiên cứu 30 bệnh nhân được điều trị bằng điện châm 25 phút/lần x 1 lần/ngày x 20 ngày kết hợp sóng xung kích 2 lần/tuần x 3 tuần và xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 20 ngày. Nhóm đối chứng 30 bệnh nhân chỉ điều trị bằng điện châm kết hợp sóng xung kích. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị và so sánh với nhóm đối chứng. Kết quả và kết luận: Điện châm kết hợp sóng xung kích và xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau và tăng cường tầm vận động và cho kết quả điều trị chung tốt hơn so với nhóm với điện châm kết hợp sóng xung kích (p<0,01).

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

VQKV là tên gọi tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương cấu trúc phần mềm (gân, cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, bao khớp) mà không có tổn thương ở sụn và xương khớp vai, không do nhiễm khuẩn với đặc trưng lâm sàng là đau khớp vai, kèm theo có hoặc không có hạn chế vận động khớp vai [1], [7] và thuộc phạm vi chứng kiên tý theo quan niệm của Y học cổ truyền (YHCT).

Ở Việt Nam, VQKV chiếm 13,24% tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Cơ - Xương – Khớp bệnh viện Bạch Mai [1]. VQKV tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng bệnh thường diễn biến kéo dài từ 6 tháng đến vài năm gây đau và hạn chế vận động, làm giảm khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh [7].

Đã có một số tác giả nghiên cứu điều trị VQKV bằng YHHĐ như thuốc kháng viêm, giảm đau (non-steroid, corticoid hoặc các dẫn xuất...), thuốc giãn cơ cũng nhưu các phương pháp điều trị bằng YHCT như châm, cứu, thuốc YHCT. Tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả lâu dài cũng như chưa có phác đồ cụ thể để được khuyến cáo. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả của sóng xung kích kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần” với mục tiêu là đánh giá kết quả giảm đau và cải thiện vận động khớp vai của sóng xung kích kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

là 60 bệnh nhân không phân biệt nam nữ được chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, tự nguyện tham gia điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương theo tiêu chuẩn lựa chọn sau:

-  Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học hiện đại:

* Tiêu chuẩn lâm sàng: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đơn thuần của Boissier MC (1992) [theo 9] với các triệu chứng:

+ Đau vai kiểu cơ học.

+ Hạn chế vận động chủ động

+Đau tăng khi vận động

* Tiêu chuẩn cận lâm sàng :

- XQ khớp vai thường quy không có tổn thương hoặc có thể có can xi hóa dây chằng bao khớp, gai xương.

- Siêu âm có thể có hình ảnh bình thường hoặc 1 trong các hình ảnh ở dưới đây:

+ Hình ảnh gân nhị đầu đường kính gân tăng giảm âm thanh, ranh giới bao khớp không rõ ràng.

+ Hình ảnh bao thanh dịch dày lên, có dịch tại vùng bao thanh dịch có thể phối hợp với hình ảnh đứt gân mũ cơ quay

+ Hình ảnh tăng hoặc giảm âm trong các gân khớp vai

* Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và tuân thủ quy trình điều trị.

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền:

Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm quanh khớp vai thể đơn thuần theo YHHĐ có kèm theo những triệu chứng đau khớp vai thể kiên thống như sau:

+ Đau nhiều, đau không lan, trời lạnh ẩm đau tăng, chườm nóng đỡ đau, đau tăng khi vận động và về đêm.

+ Chất lưỡi hồng, rêu trắng mỏng

+ Mạch phù hoặc huyền khẩn.

- Tiêu chuẩn loại trừ ra khỏi nghiên cứu:

  • Viêm quanh khớp vai thể giả liệt, thể đông cứng, thể đau vai cấp.
  • Viêm quanh khớp vai do các nguyên nhân khác như VQKV do lao, thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, gout,chấn thương hay do các tổn thương lồng ngực (can thiệp mạch vành, bệnh lý vùng trung thất, tổn thương đỉnh phổi).
  • Viêm quanh khớp vai có kèm theo các bệnh thực thể khác như tổn thương rễ thần kinh C5, bệnh Paget, hoại tử vô khuẩn đầu xương cánh tay
  • Phụ nữ có thai.
  • Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
  • Bệnh nhân không tuân thủ thời gian điều trị và phương pháp điều trị.

2.2. Phươngphápnghiêncứu

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn 60 bệnh nhânVQKV được lựa chọn theo tiêu chuẩn YHHĐ và YHCT được chia 2 nhóm (nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng) với sự tương đồng về tuổi, giới  [3], [4].

- Nhóm nghiên cứu: Bệnh nhân được điều trị bằng bằng sóng xung kích trước rồi nghỉ 15 phút  tiếp tục điều trị điện châm, sau đó xoa bóp bấm huyệt với liệu trình:

+ Điều trị bằng sóng xung kích: Đặt đầu phát sóng ở điểm đã bôi gel (điểm đau nhất ở khớp vai) với mức áp suất 2-4 bar tần số 10 -15 Hz với số xung bắt đầu là 400 xung sau đó nâng dần lên 2000 xung cho 1 lần điều trị x2 lần/tuần x 3 tuần.

+ Điện châm các huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Tí nhu, Kiên ngung, Kiênliêu, Kiên trinh, Ngoại quan, Thiên tông25 phút/lần x 1 lần/ngày x 20 ngày.

+ XBBH: Dùng các thủ thuật xoa, day, lăn, vờn, bóp cơ, phát, rung vùng vai cánh tay30 phút/lần x 1 lần/ngày x 20 ngày.

Nhóm đối chứng: điều trị bằng điện châm và XBBH.

Liệu trình điều của cả hai nhóm là 20 ngày.

2.2.3.Chỉtiêunghiêncứu

-  Đặc điểm của bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần:tiến hành đánh giá trước khi bệnh nhân điều trị gồm đặc điểm về tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, vị trị tổn thương.

- Chỉ tiêu lâm sàng: Được tiến hành đánh giá trước khi bệnh nhân được điều trị, và sau khi điều trị 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày gồm:

+ Mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale) bằng thước đo của hãng Astra - Zeneca

+ Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai theo Constant C.R và Murley A.H.G 1987[12]dựa vào 4 triệu chứng chủ yếu là đau, hoạt động hàng ngày, tầm vận động, lực khớp vai với tổng số điểm là 100.

- Loại tốt:                                           85-100 điểm

- Loại khá:                                          75 - 84 điểm

- Loại trung bình và kém:                 <74 điểm

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương trình SPSS 20.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở Bệnh viện Châm cứu TW, thời gian từ tháng 03/2019 đến tháng 10/2019.

2.5. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh và được Hội đồng đạo đức thông qua.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.

Tuổi

Nhóm NC

Nhóm ĐC

Tổngsố

n

%

n

%

n

%

< 40

3

10,0

3

10,0

6

10,0

40 - 49

6

20,0

7

23,3

13

21,7

50 - 59

9

30,0

10

33,3

19

31,7

>60

12

40,0

10

33,3

22

36,7

Tổng

30

100,0

30

100,0

60

100,0

 (± SD)

55,5±11,6

53,0±10,6

54,3±11,1

p

>0,05

 

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.1. cho thấy bệnh nhân viêm quanh khớp vai có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở người trưởng thành, tuổi trung bình mắc VQKV của cả hai nhóm là 54,3 (p>0,05). Sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi cho thấy đa số các bệnh nhân Viêm quanh khớp vai ở tuổi trên 50 tuổi (68,4%) chiếm đa số, trong đó tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi là cao nhất (36,7%). Chỉ có một số ít bệnh nhân mắc bệnh dưới 40 tuổi (10%).  Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác đều cho thấy VQKV gặp chủ yếu ở độ tuổi trên 50 tuổi[5], [6], [8].

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới.

Nhóm

Giới

Nhómnghiêncứu (1)

Nhómđốichứng

 (2)

Tổngsố

n

%

n

%

n

%

Nam (a)

12

40,0

12

40,0

24

40,0

Nữ (b)

18

60,0

18

60,0

36

60,0

Tổng

30

100,0

30

100,0

60

100,0

p

p2-1>0,05

pa-b<0,05

Qua bảng 3.2. cho thấy trong số 60 bệnh nhân nghiên cứu thì có 36 bệnh nhân (60%) là nữ giới và chỉ có 24 bệnh nhân (40%) là nam giới. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố tỷ lệ mắc bệnh VQKV ở nữ cao hơn nam [5], [6], [7], [8].

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương.

Vịtrí

Nhóm NC

Nhóm ĐC

Tổngsố

n

%

n

%

n

%

Vaitrái

13

43,3

14

46,7

27

45

Vaiphải

17

56,7

16

53,3

33

55

Cảhaibên

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Tổng

30

100,0

30

100,0

60

100,0

p

p < 0,05

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cả hai nhóm số bệnh nhân viêm quanh khớp vai bên phải cao hơn bên trái. Ở nhóm nghiên cứu là 55%, còn ở nhóm chứng là 45%, không có bệnh nhân nào bị viêm quanh khớp vai ở cả hai bên.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác. Các tác giả cho rằng những tổn thương đứt chụp của các cơ xoay thường xảy ra ở chan tay thuận [1], [10], [11]. Còn tác giả Hà Hoàng Kiệm[7] thì cho rằng khi ngồi làm việc có thói quen chống khủy xuống bàn cũng gây hiện tượng thoái hóa, điều này lý giải một phần tại sao tay không thuận vẫn có khả năng bị tổn thương.

3.2. Hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp sóng xung kích trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.

Bảng 3.4. Cải thiện mức độ đau sau điều trị (VAS)

Mức độ đau

Nhóm nghiên cứu (1)

Nhóm đối chứng (2)

Trước ĐT (a)

Sau ĐT (b)

Trước ĐT (a)

Sau ĐT (b)

n

%

n

%

n

%

n

%

Không đau

0

0,0

18

60,0

0

0,0

6

20,0

Đau nhẹ

0

0,0

12

40,0

0

0,0

23

76,7

Đau vừa

6

20,0

0

0,0

10

33,3

1

3,3

Đau nặng

21

70,0

0

0,0

16

53,3

0

0,0

Đau rất nặng

3

10,0

0

0,0

4

13,3

0

0,0

Tổng

30

100,0

30

100,0

30

100,0

30

100,0

p

pa-b< 0,01

pa-b< 0,05

p1-2< 0,05

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Đau Quốc tế, đau là việc trải qua cảm giác và cảm xúc khó chịu liên quan đến tổn thương mô thực tế hoặc tiềm ẩn, hoặc được mô tả theo thuật ngữ đó. Như vậy, đau là cảm giác khó chịu có thể làm hạn chế khả năng và năng lực của một người trong việc thực hiện theo thói quen hàng ngày. Đau có thể được xem là triệu chứng chính để chẩn đoán và đánh giá tiến triển trong quá trình điều trị của một số bệnh lý [2].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn đau là triệu chứng chính để chẩn đoán và đánh giá tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị VQKV, sử dụng thang điểm VAS để lượng giám ức độ đau theo điểm số.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy sau 20 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân không đau và đau ít của cả hai nhóm đều tăng lên rõ rệt so với trước điều trị. Trong đó mức độ không đau của nhóm nghiên cứu là 60%, của nhóm chứng là 20%. Mức độ đau ít của nhóm nghiên cứu là 40%, của nhóm chứng là 76,7%. Cả hai nhóm không có bệnh nhân nào đau nhiều và đau không chịu nổi. Như vậy phương pháp điều trị ở cả 2 nhóm đều có hiệu quả giảm đau rõ rệt. Đặc biệt mức độ giảm đau ở nhóm nghiên cứu cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Theo quan niệmcủa YHCT, đau là do khí huyết không lưu thông (bất thông tắc thống). Châm có tác dụng điều khí, khí hòa thì huyết hòa, huyết hòa thì kinh mạch thông do đó hết đau. Chúng tôi chọn châm các huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Tý nhu, Kiên ngung, Ngoại quan, Kiên liêu, Kiên trinh, Thiên tông, có tác dụng điều trị đau vùng vai, cánh tay, đau vai gáy, viêm quanh khớp vai với liệu trình 25 phút/lần x 20 lần, thời gian một lần điện châm là 25- 30 phút. Đây cũng là thời gian cần thiết để hoạt hoá các hệ thống kiểm soát đau ở trung ương, để cơ thể tiết ra các chất có tác dụng ngăn chặn cảm giác đau như một số công trình nghiên cứu trên thực nghiệm được một số tác giả đề cập tới [9].

Sóng xung kích (Sockwave) là một sóng âm có năng lượng cao biến đổi áp lực đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng, dùng để điều trị các điểm đau, các mô xơ hoặc cơ xương bị tổn thương bán cấp và mãn tính. Khi sử dụng phương pháp sóng xung kích có tác dụng cải thiện sự trao đổi chất và vi tuần hoàn, hoạt hóa dưỡng bào, kích thích sản xuất ra collagen, phá vỡ các điểm vôi hóa, giảm căng cơ, ức chế sự co thắt của các cơ, tăng chuyển hóa nhóm gân, mô cơ, giảm phù nề các tổ chức quanh khớp vai nên tăng cường khả năng giảm đau khớp vai [10].

Bảng 3.5. Biến đổi mức độ hạn chế vận động khớp vai

Động tác

Mức độ hạn chế vận động

NhómNC, n=30(1)

NhómĐC n= 30 (2)

Trước ĐT (a)

Sau ĐT (b)

Trước ĐT (a)

Sau ĐT (b)

n

%

n

%

n

%

n

%

 

Dạng

Độ 0

0

0,0

26

86,7

0

0,0

17

56,7

Độ 1

4

13,3

4

13,3

2

6,7

13

43,3

Độ 2

23

76,7

0

0,0

24

80,0

0

0,0

Độ 3

3

10,0

0

0,0

4

13,3

0

0,0

Xoaytrong

Độ 0

0

0,0

23

76,7

0

0,0

10

33,3

Độ 1

9

30,0

7

23,3

11

36,7

20

66,7

Độ 2

21

70,0

0

0,0

18

60,0

0

0,0

Độ 3

0

0,0

0

0,0

1

3,3

0

0,0

Xoayngoài

Độ 0

0

0,0

24

80,0

0

0,0

9

30,0

Độ 1

6

20,0

6

20,0

14

46,7

21

70,0

Độ 2

23

76,7

0

0,0

15

50,0

0

0,0

Độ 3

1

3,3

0

0,0

1

3,3

0

0,0

p

pa-b<0,05                         pa1-2>0,05                       pb1-2<0,05

Theo tác giả Trần Ngọc Ân thì một khớp vai bình thường nếu không vận động chỉ sau vài tuần đã gây nên tình trạng thiếu máu tổ chức ở trong sâu, giảm lưu thông dịch gây phù nề, giảm chuyển hóa của tổ chức gây teo cơ, thoái hóa mỡ, mất tính đàn hồi của gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loãng xương, cuối cùng là tình trạng cứng khớp [1]. Vì thế đối với bệnh nhân viêm quanh khớp vai nếu chỉ chú trọng điều trị giảm đau cho bệnh nhân mà không sử dụng các phương pháp điều trị để cải thiện tầm vận động khớp vai thì kéo theo các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5 cho thấy sau 20 ngày điều trị tầm vận động trung bình các động tác dạng, xoay trong, xoay ngoài ở các nhóm nghiên cứu đều được cải thiện (p< 0,05), nhưng nhóm điện châm kết hợp xung kích và xoa bóp bấm huyệt có tác dụng cải thiện tầm vận động khớp vai tốt hơn so với nhóm điện châm kết hợp sóng xung kích đơn thuần (p<0,05).

Có được sự cải thiện tầm vận động khớp vai theo chiều hướng tốt như thế này là do sóng xung kích có tác dụng cải thiện sự trao đổi chất và vi tuần hoàn, hoạt hóa dưỡng bào, kích thích sản xuất ra collagen, phá vỡ các điểm vôi hóa và giảm căng cơ,ức chế co thắt của cơ bắp do đó làm tăng tầm vận động của khớp vai [10]. Đồng thời điện châm có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau trong cung phản xạ do đó làm giảm đau, khi mức độ đau giảm thì tầm vận động khớp vai cũng được cải thiện. Mặt khác xoa bóp bấm huyệt có tác dụng làm tăng cường nuôi dưỡng, phục hồi các cơ mệt mỏi và đồng thời tác dụng tới quá trình tiết dịch và tuần hoàn của khớp,chống viêm, sưng nề tại ổ khớp, góp phần phục hồi chức năng vận động của khớp. Ngoài ra xoa bóp bấm huyệt còn kích thích tạo ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý đã hình thành trước đó nên có tác dụng làm giảm cơn đau, giảm sự co cơ. Chính vì có sự kết hợp của cả sóng xung kích, điện châm và xoa bóp bấm huyệt nên tầm vận động của khớp vai được cải thiện nhanh chóng [9].

Bảng 3.6. Kết quả điều trị

Kếtquảđiềutrị

Nhóm nghiên cứu (1)

Nhóm đối chứng (2)

n

%

n

%

Tốt

21

70

12

40

Khá

7

23,3

8

26,7

Trungbình- kém

2

6,7

10

33,3

Tổng

30

100

30

100

p

p2-1< 0,01

Như nhận xét của nhiều tác giả, đau và hạn chế vận động là hai triệu chứng thường gặp, cũng là vấn đề khiến cho bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị. Sự co kéo các tổ chức liên kết bao gồm gân cơ, dây chằng, bao khớp… làm giảm hoạt động của khớp vai, đặc biệt là giảm tầm vận động khớp vai. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn điều trị viêm quanh khớp vai bằng kết hợp giữa phương pháp điện châm với kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt  và xung kích trị liệu sử dụng sóng âm có năng lượng cao biến đổi áp lực đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng. Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi Constant CR và Murley A.H.G 1987 để đánh giá kết quả điều trị một cách toàn diện, khách quan [12].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 20 ngày điều trị điện châm kết hợp xung kích và xoa bóp bấm huyệt có 21 bệnh nhân đạt kết quả tốt (70%), 7 bệnh nhân đạt kết quả khá (23,3%) và 2 bệnh nhân đạt kết quả trung bình- kém, cao hơn so với ở nhóm điện châm kết hợp xung kích chỉ có 12 bệnh nhân đạt kết quả tốt (40%), 8 bệnh nhân đạt kết quả khá (26,7%) và 10 bệnh nhân đạt kết quả trung bình- kém.

Trong nghiên cứunày, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt với các động tác xát, day, lăn, bóp, vờn, bấm huyệt có tác dụng chống viêm, sưng nề tại khớp, tăng cường nuôi dưỡng, phục hồi các cơ bị mệt mỏi, góp phần phục hồi chức năng vận động của khớp [9]. Sóng xung kích là sóng âm có năng lượng cao biến đổi áp lực đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng có tác dụng tăng chuyển hóa nhóm gân, mô cơ, giảm phù nề các tổ chức quanh khớp vai nên tăng cường khả năng giảm đau khớp vai [10]. Từ các phân tích trên cho thấy sử dụng sóng xung kích kết hợp điện châm, XBBH không những có tác dụng giảm đau mà còn nhanh chóng khôi phục tầm vận động khớp vai, cải thiện chức năng hoạt động khớp vai ở người bệnh VQKV thể đơn thuần. Đây cũng là đóng góp của nghiên cứu này trên lâm sàng, giúp các thầy thuốc có thêm lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân VQKV, đặc biệt là đối với những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa, hoặc các bệnh lý suy giảm chức năng gan, thận, không thể hoặc cần hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần của điện châm kết hợp sóng xung kích và xoa bóp bấm huyệt trong liệu trình 20 ngày điều trị, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

  1. Điện châm kết hợp sóng xung kích và xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau và tăng cường tầm vận động các động tác của khớp vai tốt hơn so với điện châm kết hợp sóng xung kích (p<0,05).
  2. Mức độ cải thiện kết quả điều trị chung: Sau liệu trình 20 ngày điều trị, nhóm điện châm kết hợp sóng xung kích và xoa bóp bấm huyệt đạt kết quả tốt hơnso với nhóm với điện châm kết hợp sóng xung kích, p<0,01).

 

Từ khóa

Điện châm,sóng xung kích,xoa bóp bấm huyệt,viêm quanh khớp vai

Tài liệu tham khảo

  1. Trần Ngọc Ân (2002),Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, 364-374.
  2. Phạm Thị Minh Đức (1998), Sinh lý đau, Chuyên đề sinh lý học, trường Đại học Y Hà Nội, tr. 138 – 153.
  3. Bộ Y tế (2013),Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Nhà xuất bản y học.
  4. Bộ Y tế (2014),Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng, Nhà xuất bản y học.
  5. Phạm Việt Hoàng (2005),Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền trong điều trị viêm quanh khớp vai, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.
  6. Đoàn Quang Huy (1999),Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai của cây Bạch hoa xà, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
  7. Hà Hoàng Kiệm (2015),Viêm quanh khớp vai chẩn đoán và điều trị,Nhà xuất bản thể dục thể thao.
  8. Phạm Văn Minh, Vũ Thị Duyên Trang (2018), Đánh giá hiệu quả vận động trị liệu kết hợp vật lý trị liệutrong điều trị bệnh nhân viêm khớp vai thể đơn thuần, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam số 60 (5), tr. 1-4
  9. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy (1997),Châm cứu sau đại học, Nhà xuất bản y học.
  10. Avancini-Dobrovic V., et al (2011) "Radial Extracorporeal Shockwave Therapy in the Treatment of Shoulder Calcific Tendinitis". Coll Antropol, 221-226.
  11. Cailliet R. (1998), “Pericapsulitis shoulder pain”, Neck and arm pain,2, pp.150-154.
  12. Constant C. R., Murley A. H. (1987), "A clinical method of functional assessment of the shoulder". Clin Orthop Relat Res, (214), 160-4.
Bài viết liên quan

Tân châm.Bộ Y tế - Viện Châm cứu Việt Nam, Hà Nội, tr.157-17711111

Đánh giá hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp cấy chỉ Catgut Chromic 4.0

Châm cứu phương pháp chữa bệnh hiệu quả không dùng thuôc

Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail