Tóm tắt
Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trong điều trị Hội chứng tiền đình. Sau điều trị, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thăng bằng của bệnh nhân đã được cải thiện rõ rệt thông qua mức giảm đáng kể của điểm EEV. Sau điều trị, mức độ bệnh trên lâm sàng của bệnh nhân đều được cải thiện, tuy nhiên có thể nhận thấy, kết quả điều trị của nhóm Nghiên cứu khi có kết hợp với phương pháp Điện đầu châm đạt hiệu quả tốt hơn. Như vậy, phương pháp Điện đầu châm đã có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tiền đình. Từ khóa: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, hội chứng tiền đình
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tiền đình là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương đơn lẻ hoặc phối hợp ở hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch, tâm thần... Rối loạn tiền đình mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh. Những khó chịu do hội chứng tiền đình làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động của bệnh nhân và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Thời gian gầy đây, các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền được lựa chọn khá nhiều với những mong muốn hiệu quả tốt và lâu dài. Trong Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp điều trị, trong đề tài này chúng tôi tiến hành: “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trong điều trị hội chứng tiền đình” với mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trong điều trị Hội chứng tiền đình.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán Hội chứng tiền đình điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2017
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân trên 18 tuổi.
- Bệnh nhân được chuẩn đoán xác định theo YHHĐ là rối loạn chức năng tiền đình theo các triệu chứng:
+ Cơ năng: Hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thăng bằng
+ Thực thể: Nghiệm pháp romberg dương tính, bước đi hình sao, ngón tay chỉ mũi dương tính.
- Bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
- Bệnh nhân không áp dụng phương pháp điều trị khác trong thời gian nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân rối loạn tâm thần.
- Tai biến mạch máu não giai đoạn cấp.
- Đang mắc các bệnh cấp tính.
- Tăng huyết áp.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiếtkếnghiên cứu
- Phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng và so sánh trước – sau điều trị.
- Cỡ mẫu: chọn 60 bênh nhân, chia làm 2 nhóm
Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân điều trị bằng điện châm và xoa bóp bấm huyệt.
Nhóm đối chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng Nootropyl 400mg.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Kim châm cứu Kim China kích thước 0.3 x 25mm làm bằng thép không gỉ, vô trùng, dùng một lần
- Máy điện châm M8 do Bệnh viện Châm cứu Trung ương cung cấp
- Thuốc Nootropyl 400mg do Khoa Dược – Bệnh viện Châm cứu Trung ương cung cấp
- Bông cồn, kẹp không mấu, khay quả đậu
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
* Nhóm I:
Điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt
Phác đồ huyệt: điện châm các huyệt sau
- Tả huyệt: Tứ thần thông, Bách hội, Ấn đường, Thái dương, Suất cốc, Phong trì, Hành gian
- Bổ huyệt: Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Hạ quản
Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu mặt cổ trong 30 phút các huyệt nêu trên.
Liệu trình điều trị: 1 lần/ngày x 14 ngày
* Nhóm II:
Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc Nootropyl 400mg
Liệu trình: Nootropyl 400 mg x 2 viên/lần x 2 lần, uống 8 giờ – 16 giờ
Liệu trình điều trị: 14 ngày
2.3. Các phương pháp can thiệp sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Điện châm
Thời gian kích thích cho mỗi lần điện châm 25 phút
- Liệu trình: 25 phút/lần x 1 lần/ngày x 14 ngày
2.3.2. Xoa bóp bấm huyệt
Thời gian cho mỗi lần xoa bóp bấm huyệt là 30 phút
2.4. Các chỉ tiêu quan sát và đánh giá
- Các triệu chứng cơ năng:
+ Đau đầu theo thang điểm VAS (visual analog scales).
+ Hoa mắt chóng mặt, rối loạn thăng bằng theo EEV (European Evaluation of Vertigo scales)
+ Rối loạn giấc ngủ theo test Pittsburgh.
- Đánh giá bệnh nhân trước và sau khi thực hiện phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
2.5. Xử lý số liệu
- Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 22.0
- Sử dụng các thuật toán:
- Tính tỷ lệ phần trăm
- Tính số trung bình (X)
- Tính độ lệch chuẩn (SD)
- So sánh 2 giá trị trung bình dùng Test T-student
- So sánh các tỷ lệ bằng kiểm định χ2
Với p > 0.05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Với p < 0.05 sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá sự cải thiện các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rối loạn thăng bằng theo thang điểm EEV trước và sau điều trị.
Bảng 3.1. So sánh sự thay đổi điểm EEV trước và sau điều trị.
Nhóm
Điểm EEV | Nhóm NC (n = 30) X−± SD | Nhóm C (n = 30) X−± SD | pNC-C (D7) | pNC-C (D14) | ||||
D0 | D7 | D14 | D0 | D7 | D14 | |||
Điểm EEV | 7,73 ± 1,08 | 4,02 ± 2,97 | 1,50 ± 1,28 | 7,53 ± 1,25 | 5,97 ± 3,82 | 2,17 ± 1,15 | p<0,05 | p<0,05 |
pD0-D10 | p<0,01 | p<0,01 |
|
| ||||
pD0-D21 | p<0,01 | p<0,01 |
|
|
Nhận xét: Sau 07 ngày điều trị,điểm EEV ở 2 nhóm đều giảm. Tuy nhiên nhóm NC có xu hướng giảm nhiều hơn ở nhóm C. Điểm EEV ở nhóm NC giảm từ 7,73 ± 1,08 xuống còn 4,02 ± 2,97, nhóm C từ 7,53 ± 1,25 xuống còn 5,97 ±3,82. Sự khác biệt trước – sau điều trị ở hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Sự khác biệt giữa hai nhóm tại D7 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Sau 14 ngày điều trị,điểm EEV ở nhóm NC giảm nhiều hơn ở nhóm C. Điểm EEV ở nhóm NC giảm còn 1,50 ± 1,28, nhóm C từ còn 2,17 ± 1,15. Sự khác biệt trước – sau điều trị ở hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01
Sự khác biệt giữa hai nhóm tại D14 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2. Đánh giá sự cải thiện các triệu chứng mất ngủ theo thang điểm Pittsburgh trước và sau điều trị giữa 2 nhóm.
Bảng 3.2. So sánh sự thay đổi điểm Pittsburgh trước và sau điều trị
Nhóm
Điểm Pittsburgh | Nhóm NC (n = 30) X−± SD | Nhóm C (n = 30) X−± SD | pNC-C (D14) | ||
D0 | D14 | D0 | D14 | ||
Điểm Pittsburgh | 10,00 ± 2,89 | 9,07 ± 2,58 | 10,23 ± 3,22 | 9,73 ± 2,98 | p< 0,05 |
pD0-D21 | p<0,01 | p<0,01 |
|
Nhận xét:Nhóm NC giảm từ 10,00 ± 2,89 xuống còn 9,07 ± 2,58, nhóm C giảm từ 10,23 ± 3,22 xuống còn 9,73 ± 2,98. Sự khác biệt trước – sau điều trị ở hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị
Bảng 3.3. So sánh sự thay đổi điểm VAS trước và sau điều trị.
Nhóm
Điểm VAS | Nhóm NC (n = 30) X-">X−± SD | Nhóm C (n = 30) X-">X−± SD | pNC-C (D14) | ||
D0 | D14 | D0 | D14 | ||
Điểm VAS | 2,70 ± 0,70 | 0,40 ± 0,49 | 2,50 ± 0,59 | 0,67 ± 0,48 | p<0,05 |
pD0-D21 | p<0,01 | p<0,01 |
|
Nhận xét: Điểm VAS giảm ở nhóm NC có xu hướng giảm nhiều hơn ở nhóm C. Sau 14 ngày điều trị điểm VAS giảm ở nhóm NC từ 2,70 ± 0,70 xuống còn 0,40 ± 0,49, nhóm chứng từ 2,50 ± 0,59 xuống còn 0,67 ± 0,48. Sự khác biệt trước – sau điều trị ở hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.4. Đánh giá kết quả điều trị chung.
Bảng 3.4. So sánh kết quả điều trị chung giữa hai nhóm.
Nhóm
Kết quả | Nhóm NC (n = 30) | Nhóm C (n = 30) | ||
N | Tỷ lệ % | N | Tỷ lệ % | |
Tốt | 9 | 30 | 4 | 13,33 |
Khá |
Từ khóa
châm cứu,xoa bóp bấm huyệt,hội chứng tiền đình
Tài liệu tham khảo
- Hà Hoàng Kiệm (2012), Chẩn đoán và điều trị Hội chứng tiền đình.
- Nguyễn Quang Quyền (2007), Bài giảng giải phẫu học (tập II), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,22-23.
- RMH, MCMINN, J. Pe Gington; RT. Hutch...... PH, Abra Ham (2001) At las - giải phẫu người. Người dịch Vũ Đức Mối, Lê Gia Vinh, Hoàng Văn Lượng, NXB Y học Hà Nội, 92,93,94,95,96,195,243.
- Các bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 297-308.
- Các bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Điều trị học Nội Khoa tập I, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 255-264, 322-327.
- Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 260-263.
- Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy (1997), Châm cứu sau Đại học, Nhà xuất bản Y học, hà Nội, 132,263,264,266-270.
- Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền (2016), Sách đào tạo sau Đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 7-22,75-80.
- Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2008), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 13,15,77,114,115,134-136,141-145,152-158,166-174,192-203.
- Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 62,320.
- Phạm Thúc Hạnh (2007), Giáo trình giảng dạy dưỡng sinh - xoa bóp bấm huyệt, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, 3-8.
- Lê Quý Ngưu (2009), Từ điển huyệt vị châm cứu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
- Nghiên cứu khoa học trong Y học (2016), trường Đại học Y Hà Nội, 33,34,84-87,127,128.