Kết quả điều trị liệt VII ngoại biên bằng điện châm kết hợp bài thuốc TK7-HV

  • 5
Cỡ chữ:

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị liệt VII ngoại biên bằng điện châm kết hợp bài thuốc TK7-HV. Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến cứu, so sánh trước sau có nhóm chứng. Kết quả: phương pháp điều trị kết hợp giữa điện châm và bài thuốc TK7-HV có tác dụng tốt trên các bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên thể phong hàn thấp. Kết quả điều trị thấy rõ rệt sau 14 ngày sử dụng (p<0.01) và 80% hồi phục hoàn toàn sau 21 ngày; tác dụng này tương đương với nhóm sử dụng điện châm kết hợp bài thuốc Đại tần giao thang.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên là mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, nguyên nhân của nó là do tổn thương dây thần kinh mặt. Đây là chứng bệnh khá phổ biến trong lâm sàng cũng như trong chuyên ngành y học cổ truyền. Theo Hồ Hữu Lương và cộng sự, bệnh lý này chiếm tỷ lệ khoảng 3% bệnh thần kinh và tần suất mắc khoảng 23/100.000 người/năm [1]. 

Trong y học cổ truyền, liệt dây VII ngoại biên được mô tả với bệnh danh "khẩu nhãn oa tà". Bệnh có nhiều thể, trong đó phổ biến nhất trên lâm sàng là thể bệnh do phong hàn. Tà khí phong hàn thấp thừa cơ tấu lý sơ hở xâm phạm kinh lạc gây bế tắc tuần hành khí huyết, rối loạn khí cơ mà tạo thành chứng [2].. Do đó, y học cổ truyền chú trọng tới đánh đuổi tà khí phong hàn thấp và thông kinh hoạt lạc. Điện châm là phương pháp điều trị phổ biến, với tác dụng điều khí thông lạc; phương pháp này đã được mô tả trong quy trình kỹ thuật áp dụng cho các bệnh liệt VII ngoại biên. Tuy vậy, thực tế lâm sàng cho thấy, các bệnh nhân liệt VII ngoại biên thường được điều trị kết hợp giữa điện châm và sử dụng thuốc thang sắc. TK7-HV là bài thuốc phát triển từ bài Khiên chính tán, một trong các bài thuốc cổ phương được chỉ định trong chứng khẩu nhãn oa tà, cấu thành từ các vị thuốc khu phong tán hàn, trừ đàm thông lạc. Với mục đích hiểu rõ hơn về tác dụng của phương pháp kết hợp giữa điện châm và bài thuốc TK7-HV trong điều trị liệt dây VII ngoại biên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị liệt VII ngoại biên bằng điện châm kết hợp bài thuốc TK7-HV. 

 

 

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chất liệu nghiên cứu 

Bài thuốc TK7-HV bao gồm: Bạch chỉ 8gram, Bạch phụ tử 4gram, Bạch cương tàm 8gram, Quế chi 4gram, Phòng phong 10 gram. Dạng bào chế: thuốc được sắc bằng máy sắc thuốc bán tự động, 1 thang sắc lấy 300ml dung dịch, đóng 2 túi (thể tích mỗi túi 150ml). Thuốc được bào chế tại Khoa Dược Bệnh viện Tuệ Tĩnh. 

Phác đồ huyệt vị châm cứu: Đồng tử liêu, Ngư yêu, Tứ bạch, Hợp cốc, Phong trì, Giáp xa, Địa thương, Nghinh hương, Ế phong, Phong trì (theo phác đồ của Bộ Y tế) [3]. Ngày 1 lần. 

2.2. Phương pháp nghiên cứu 

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến cứu, so sánh trước sau có nhóm chứng. 60 bệnh nhân được chẩn đoán Liệt VII ngoại biên thể trúng phong hàn kinh lạc, điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2019, chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, mỗi nhóm 30 người: 

- Nhóm nghiên cứu (NC): điều trị bằng điện châm (châm bổ, lưu kim 20 phút) và uống TK7-HV ngày 1 thang. 

- Nhóm đối chứng (ĐC): điều trị bằng điện châm và uống thuốc theo công thức bài cổ phương Đại tần giao thang, sắc uống ngày 1 thang. 

Bệnh nhân ở các nhóm được điều trị trong 21 ngày liên tục. Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu tại thời điểm D0, D14, D21 bao gồm: tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, triệu chứng lâm sàng và kết quả điều trị chung. 

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 

Số liệu được xử lý bằng phương pháp y sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng thuật toán χ2 với số liệu định tính; so sánh trước sau bằng thuật toán so sánh từng cặp paired-sample T-test, so sánh đối chứng bằng thuật toán kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập Independent-sample T-test. 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 

Bảng 1. Đặc điểm về nhóm tuổi 

Nhóm tuổi 

NC (n=30) 

ĐC (n=30) 

p 

n 

% 

n 

% 

Dưới 20 tuổi 

6 

20% 

7 

23,3% 

>0,05 

21 – 39 tuổi 

16 

53,3% 

12 

40% 

40 – 59 tuổi 

5 

16,7% 

7 

23,3% 

≥ 60 tuổi 

3 

10% 

4 

13,3% 

Nhận xét: Trong nghiên cứu, chúng tôi chia thành bốn nhóm tuổi, trong đó nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 20 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất: nhóm nghiên cứu có 16 bệnh nhân chiếm 53,3%; nhóm chứng có 12 bệnh nhân chiếm 40%. nhóm bệnh nhân có độ tuổi trên 60 có tỷ lệ thấp hơn: 10% ở nhóm nghiên cứu và 13,3% ở nhóm chứng. 

Bảng 2. Đặc điểm giới tính 

Giới tính 

NC (n=30) 

ĐC (n=30) 

p 

n 

% 

n 

% 

Nam 

15 

50% 

13 

43,3% 

p > 0,05 

Nữ 

15 

50% 

17 

56,7% 

Nhận xét: Bệnh nhân được phân bố đều về giới tính ở cả hai nhóm; nhóm nghiên cứu 15 nam (chiếm 50%), 15 nữ ( chiếm 50%); nhóm đối chứng 13 nam (chiếm 43,3%), 17 nữ (chiếm 56,7%), không có sự khác biệt về giới giữa hai nhóm. 

Bảng 3. Đặc điểm thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện 

Nhóm tuổi 

NC (n=30) 

ĐC (n=30) 

p 

n 

% 

n 

% 

≤ 1 ngày 

25 

83.3% 

24 

80% 

>0,05 

> 1 – 3 ngày 

4 

13,3% 

4 

13,3% 

> 3 ngày 

1 

3.3% 

2 

6.7% 

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trước khi vào viện của bệnh nhân ở nhóm dưới 1 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: nhóm nghiên cứu 25 bệnh nhân, chiếm 83,3%; nhóm đối chứng 24 bệnh nhân, chiếm  80%. Nhóm trên 3 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất: nhóm nghiên cứu 3,3%; nhóm đối chứng 6,7%. Đa số bệnh nhân đến sớm sau khi mắc bệnh. Sự  phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh trước khi vào viện không có khác biệt giữa hai nhóm. 

3.2. Kết qu điều tr 

3.2.1. Kết qu triều tr trên các triệu chứng lâm sàng 

Bảng 4. Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng sau 14 ngày điều trị 

Triệu chứng 

NC (n=30) 

ĐC (n=30) 

pNNC-NĐC 

n 

% 

n 

% 

Charles-Bell 

D0 

30 

100% 

30 

100% 

>0,05 

D14 

18 

60% 

21 

70% 

Ăn uống rơi vãi 

D0 

26 

86,7% 

25 

83,3% 

>0,05 

D14 

10 

38,5% 

8 

32% 

Không thể chụm miệng 

D0 

26 

86,7% 

25 

83,3% 

>0,05 

D14 

12 

46,2% 

14 

56% 

Mất nếp nhăn trán 

D0 

30 

100% 

30 

100% 

>0,05 

D14 

9 

30% 

15 

50% 

Nhân trung lệch 

D0 

30 

100% 

30 

100% 

>0,05 

D14 

23 

76,7% 

24 

80% 

Nói không tròn tiếng 

D0 

26 

86,7% 

25 

83,3% 

>0,05 

D14 

14 

56% 

21 

70% 

P0-14 

<0.01 

<0.01 

 

Nhận xét: Sau 14 ngày điều trị, các triệu chứng lâm sàng ở cả hai nhóm giảm rõ rệt, trong đó các biểu hiện cải thiện tốt nhất là mất nếp nhăn trán và ăn uống rơi vãi. Sự khác biệt với thời điểm D0 có ý nghĩa thống kê với p<0.01. Cụ thể như sau: 

- Dấu hiệu Charles Bell sau 14 ngày điều trị ở nhóm nghiên cứu còn 18 bệnh nhân (60%); nhóm chứng 21 bệnh nhân (70%). 

- Triệu chứng  ăn uống rơi vãi: nhóm nghiên cứu có 26 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng ăn uống rơi vãi sau 14 ngày điều trị còn 38,5%;  nhóm đối chứng có 25 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng không co cơ nhai: còn 32%. 

- Sau 14 ngày điều trị, triệu chứng mất nếp nhăn trán của nhóm nghiên cứu: 30%; nhóm đối chứng: 50% và không có trường hợp nào không thay đổi. Triệu chứng nhân trung lệch về bên lành tỷ lệ bệnh giảm sau điều trị thấp: nhóm nghiên cứu: còn 76,7%; nhóm đối chứng: 80%. Triệu chứng nói không tròn tiếng: nhóm nghiên cứu sau 14 ngày điều trị còn 56%; nhóm đối chứng còn 70%.  

Từ số liệu trên có thể thấy, kết quả điều trị của bệnh nhân thuộ

Từ khóa

liệt VII ngoại biên,điện châm,bài thuốc TK7-HV

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Văn Chương (2015), Thực hành lâm sàng thần kinh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.35. 
  2. Trương Việt Bình (2015), Bài giảng bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 68. 
  3. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Điện châm, Tài liệu hướng dẫn cán bộ Y tế, tr66. 
  4. Hồ Hữu Lương (2017) Khám lâm sàng hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.21. 
  5. D Cirpaciu, CM Goanta (2014), Bell’s palsy: data from a study of 70 cases, J Med Life, 7(Spec Iss 2), pg 24–28. 
  6. Nguyễn Kim Ngân(2002), “ Nghiên cứu vai trò huyệt Quyền liêu và Ế Phong trong mãng châm điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh”,  Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, tr67. 
  7. Lê Văn Thành (2007), “Đánh giá tác dụng liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với điện châm”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường đại học Y Hà Nộ, tr.71. 
Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail