Châm cứu phương pháp chữa bệnh hiệu quả không dùng thuôc

  • 6
Cỡ chữ:

Tóm tắt

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh độc đáo trong YHCT, là tên gọi chung của hai phương pháp Châm (dùng kim tác động vào huyệt vị trên cơ thể)và Cứu (dùng nhiệt tác động lên huyệt), nhưng ngày nay thường được dùng để chỉ phương pháp châm.

Châm cứu ngày nay phát triển rất mạnh mẽ. Ngoài các phương pháp châm truyền thống như hào châm, thể châm, có nhiều phương pháp châm mới như mãng châm, đầu châm, diện châm, nhĩ châm, tỵ châm, thuỷ châm, laser châm, châm tê … Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng đối với từng mặt bệnh, được các thầy thuốc cân nhắc áp dụng đối với mỗi bệnh nhân cụ thể.Đây là phương pháp an toàn và đã chứng minh được tác dụng tốt qua nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới.

I. Lịch sử phát triển của châm cứu:

Châm cứu bắt nguồn từ thời đồ đá (trên 4000 năm trước Công nguyên). Theo nguyên từ ‘Acupunture’ tiếng La Tinh là Acus (nhọn), Punturus (điểm, dấu chấm), dùng vật nhọn đâm vào huyệt.

Người xưa thoạt tiên dùng đá mài nhọn làm kim châm (biếm thạch) hoặc dùng xương để châm (cốt châm), hoặc tre vót nhọn (trúc châm). Khi loài người từ thời đồ đá chuyển sang thời đại đồ đồng thì kim bằng đồng, có diện tích mũi kim nhỏ (vi châm) cũng dần dần thay thế các kim bằng xương, tre, đá thô sơ, để rồi kim bằng vàng, bạc xuất hiện. Hiện nay trên thế giới đang thông dụng các loại kim làm bằng những hợp chất kim loại không rỉ, có độ bền cao… Thế giới cũng đang nghiên cứu sử dụng châm bằng tia Laser, từ châm.

Quyển sách được coi là xưa nhất về Châm cứu là quyển ‘Nội Kinh Linh Khu’ viết cách đây gần 3000 năm (770-221 trước Công Nguyên). Trong quyển sách Châm cứu xuất bản ở NewYork năm 1973, Felix Mann cho biết rằng ở viện bảo tàng LonDon có giữ 1 bản vẽ về các đường kinh của con người từ năm 1550 trước Công Nguyên.

Thế kỷ thứ 3, đời nhà Tấn, Hoàng-Phủ-Mật (21-282) dựa theo sách ‘Nội Kinh’ và ‘Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu’ soạn ra quyển ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’, xác định được 349 huyệt.

Đời nhà Đường, thế kỷ thứ 7, đã tổ chức ‘Thái Y Thư’ để dậy Châm cứu (đây có lẽ là trường dậy đầu tiên về châm cứu), trong đó có 1 thày dậy châm cứu, 1 trợ giáo, 10 thầy thuốc, 20 châm y và 20 châm sinh.

Thế kỷ 11, đời nhà Tống, Vương-Duy-Nhất soạn ra ‘Đồng Nhân Du Huyệt Châm Cứu Đồ Kinh, xác định lại tên 364 huyệt, chủ trị và cách châm.Đồng thời ông cho đúc 2 pho tượng đồng cao to bằng người thật, trên đó khắc huyệt và ghi tên huyệt để dậy.

Thế kỷ 16, đời nhà Minh, Dương-Kế-Châu soạn quyển ‘Châm Cứu Đại Thành’, gồm 10 quyển, dựa theo quyển ‘Huyền Cơ Bí Yếu’ và tổng hợp kinh nghiệm riêng cũng như thu thập hầu hết các tinh hoa của các cuốn sách trước đó, vì vậy, quyển ‘Châm Cứu Đại Thành có giá trị rất cao và được coi là nền tảng của châm cứu cổ điển.

Đến năm 1974, quyển sách ‘Châm Cứu Học’ của Thượng Hải ra đời, giới thiệu châm cứu rõ hơn, nhất là về phương diện giải phẫu, thần kinh, đồng thời sách này cũng giới thiệu hầu như toàn bộ các loại châm mới như: Châm Tê, Diện Châm, Điện Châm, Đầu Châm, Nhĩ Châm, Thủ Châm, Túc Châm, Xích Y Châm… được coi là quyển sách giáo khoa tương đối đầy đủ nhất về châm cứu.

Tại Việt Nam, châm cứu đã có khá lâu và tương đối có đủ tài liệu biên soạn.

Thời vua Hùng (287-207 trước công nguyên), trong ‘Lĩnh Nam Trích Quái’ có ghi tên thầy châm cứu giỏi là An-Kỳ-Sinh, người làng Đông Triều, vào thế kỷ thứ 2, đã dùng châm cứu trị cho 1 người tên là Thôi-Văn-Tử ở Cao Lễ, Chí Linh.

Đời Thục An Dương Vương(257-207 trước công nguyên), sách sử ghi: Thôi-Vĩ, con của Thôi-Lạng được Ma Cô Tiên cho tấm lá ngải, chuyên dùng để trị các bệnh có thịt thừa (nhục anh). Thôi Vĩ đã dùng tấm ngải này chữa khỏi cho đạo sĩ Ưng-Huyền, Nhâm-Ngao. Vì thế, có lẽ Thôi-Vĩ là người đầu tiên biết dùng phép cứu để trị bệnh.

Đời nhà Trần, dưới triều vua Trần Dụ Tông, Trâu-Canh dùng châm cứu cứu sống thái tử Hạo (con vua Trần Minh Tông) khỏi chết đuối, sau đó, khi thái tử Hạo lên ngôi (tức vua Trần Dụ Tông) lại cho mời Trâu-Canh làm ngự y và chữa cho nhà vua khỏi bệnh liệt dương.

Đời nhà Hồ (1401-1407), Nguyễn-Đại-Năng viết quyển ‘Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca, đây là quyển sách châm cứu đầu tiên biên soạn 1 cách công phu, được nhà xuất bản Y Học dịch và in năm 1981.

Thế kỷ 15, Nguyễn-Trực trong ‘Bảo Anh Lương Phương’ có đề cập đến phép cứu huyệt để trị bệnh cho trẻ nhỏ.

Thế kỷ 17, Lý-Công-Tuân viết ‘Châm Cứu Thủ Huyệt Đồ’và ‘Châm Cứu Tiệp Hiệp Pháp’ bằng tiếng Nôm.

Thế kỷ 18, Lê-Hữu-Trác, trong ‘Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh’ có nêu lên 1 số cách châm cứu trị bệnh cho trẻ nhỏ.

Vào thời kỳ Pháp thuộc, vì bị cấm đoán không được công khai hành nghề, do đó, môn châm cứu đã không được phát triển rộng rãi, mãi đến khi đất nước giành được độc lập, môn châm cứu mới được quan tâm, thừa kế và phát triển.

Tháng 10 năm 1968, Hội Châm Cứu Việt Nam được thành lập.

Năm 1982, Viện Châm Cứu tại Việt Nam được thành lập.

Tại châu Âu, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, phương Tây đã biết đến Châm cứu, tuy nhiên, châm cứu học không thể phát triển được ở Âu Châu.

Phải chờ đến những năm 1940 trở đi, khi châm cứu được áp dụng thành công trong việc gây tê giải phẫu, và sau đó năm 1957, khi Paul Nogier công bố những công trình nghiên cứu khoa học của ông về Nhĩ Châm, lúc đó, thế giới mới bắt đầu quan tâm tìm kiếm, nghiên cứu và học hỏi về châm cứu 1 cách sâu xa… Nhờ tiến bộ về khoa học thực nghiệm, Âu Châu đã có những công trình nghiên cứu hết sức lớn lao, đóng góp cho ngành châm cứu giải quyết được rất nhiều vấn đề từ cơ bản đến thực nghiệm lâm sàng, đặc biệt những công trình khảo cứu sâu về cơ chế hệ thần kinh, cơ chế của châm giảm đau, châm gây tê…

Giáo sư Nguyễn Tài Thu là một thầy thuốc nổi tiếng về châm cứu ông đã đạt được rất nhiều thành tựu về ứng dụng châm cứu trong điều trị bệnh đặc biệt với phương pháp Tân châm, Nghiên cứu châm tê trong phẫu thuật, Thủy châm, Điện châm…, làm "cẩm nang" cho hàng ngàn y, bác sĩ sau này. Đặc biệt, hai kỹ thuật Châm tê và Châm cứu cai nghiện ma túy. Hiện nay, ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Lên hiệp Hội châm cứu thế giới (W’FAS), chủ tịch Hội châm cứu Việt Nam. Ông đã đưa châm cứu Việt Nam khắp nổi tiếng khắp năm châu với những cây kim kỳ diệu đem lại hệu quả cao trong điều trị bệnh.

 

II- Cơ chế tác dụng của châm cứu:

  1. Theo lý luận của Y học cổ truyền:

Bệnh tật phát sinh do mất thăng bằng về âm dương: Do bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (Tà khí của lục dâm) hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng kém (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên nhân khác sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ, sang thương…Trên lâm sàng, bệnh lý biểu hiện hàn-nhiệt, hư-thực,âm-dương nhiều khi phức tạp (kiêm chứng)…

Châm cứu là điều hoà lại mối cân bằng của âm dương: nâng cao chính khí, đuổi tà khí. Phải tùy thuộc vào trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng thích đáng: dùng châm hay cứu, dùng bổ hay dùng tả…

Bệnh tật phát sinh do tắc trở khí huyết trong kinh lạc:

Theo Y học cổ truyền: Hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (đường thẳng) và những đường lạc (đường ngang) nối liền các tạng phủ ra ngoài da và tứ chi, khớp ngũ quan, với nhau. Hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, thông suốt ở mọi chỗ (trên, dưới, trong, ngoài), làm cơ thể tạo thành một khối thống nhất, thích nghi được với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội.

Trong đường kinh có kinh khí vận hành để điều hoà khí huyết làm cơ thể luôn khoẻ mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt, giác hơi…) thông qua các “huyệt” để chữa bệnh.

Bệnh tật đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh.Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay ởkinh lạc liên quan với nó.Châm cứu tác động vào các huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng của kinh mạch: Nếu tà khí thực thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng tả pháp), nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng bổ pháp).

 

  1. Một số giả thiết theo Y học hiện đại giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh-nội tiết-thể dịch:    

Vogralic, Kassin (Liên Xô), Chu Liễu và nhiều tác giả Trung Quốc; Vũ Xuân Cang, Mai Văn Nghệ (Việt Nam); Jean Bossy (Pháp)… đã căn cứ vào vị trí tác dụng của nơi châm cứu mà đề ra ba loại phản ứng của cơ thể; trên cơ sở này để giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu:

   2.1Châm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới (Gây phản ứng tại chỗ):Châm là kích thích cơ học, cứu là một kích thích nhiệt gây nên kích thích tại da, cơ. Tại nơi châm có những biến đổi tại nơi châm sẽ tiết ra histamin, acetylcholin, catecholamin, nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tập trung gây phù nề tại chỗ, các phản xạ đột trục làm co giãn mạch máu. Tất cả những kích thích trên tạo thành một kích thích được truyền vào tuỷ lên não, từ não xung động được đến các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, có thể xuất hiện ngay tức thì sau khi châm và tác động vào huyệt, nhưng nhiều khi phải lưu kim lâu và điều trị nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhiều liệu trình mới thu được kết quả (vì ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò của nội tiết, thể dịch tham gia trong việc chống đau).

Giải thích điều này dựa vào hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: “Trong cùng một thời gian ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương (sọ não), nếu có luồng xung động của 2 kích thích khác nhau đưa tới, kích thích nào có cường độ mạnh hơn và liên tục hơn, có tác dụng kéo các xung động của kích thích kia tới nó và kìm hãm, tiến tới dập tắt kích thích kia”.

    Trên thực tế lâm sàng, người ta thấy hiệu quả nhanh chóng của châm cứu (đặc biệt là dùng điện châm trong việc làm giảm cơn đau của một số bệnh cấp tính như cơn đau dạ dày, giun chui ống mật, đau các dây thần kinh ngoại biên, gẫy xương, viêm khớp cấp, đau răng..) và tác dụng làm hết cảm giác lạnh, sợ lạnh của phương pháp cứu trong điều trị cấp cứu các trường hợp trụy mạch, huyết áp. Tác dụng của châm cứu có thể làm thay đổi hoặc làm mất phản xạ đau ở người bệnh. Để đảm bảo kết quả điều trị thì kích thích tác động lên huyệt phải đạt đến ngưỡng đắc khí và phải tăng hoặc giảm cường độ kích thích khi cần thiết để nâng cao thêm hiệu quả chữa bệnh (thủ thuật bổ tả).

Cơ chế giảm đau của châm cứu có thể giải thích bằng “Thuyết cổng kiểm soát”:Thuyết này được đề xuất bởi Melzack R.; Wall P.D (1965) dựa trên sự dẫn truyền và cấu trúc giải phẫu của các sợi thần kinh ở mức tủy sống. Thuyết này cho rằng:

+ Các sợi nhỏ (sợi Ad và sợi C) chịu trách nhiệm dẫn truyền cảm giác đau. Trước khi tiếp xúc với tế bào T ở tủy sống, các sợi này cho một nhánh tiếp xúc với neuron liên hợp. Xung động thần kinh từ sợi nhỏ gây ức chế neuron liên hợp. Khi neuron liên hợp bị ức chế thì quá trình ức chế trước sinap không xảy ra, lúc này "cổng" được mở và xung động thần kinh được dẫn truyền lên đồi thị.

+ Các sợi to (Aa, Ab) chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể, nó cũng dẫn truyền cảm giác đau nhưng chỉ với những kích thích phù hợp. Sợi to cũng có nhánh tiếp xúc với neuron liên hợp trước khi tiếp xúc với tế bào T. Xung động từ sợi to gây hưng phấn (hoạt hóa) neuron liên hợp. Neuron liên hợp được hoạt hóa sẽ ức chế trước sinap sự dẫn truyền của cả sợi to và sợi nhỏ làm "cổng" đóng, xung không truyền lên đồi thị được. Như vậy, các xung động từ sợi to gây hưng phấn neuron liên hợp làm đóng "cổng" và xung động không được dẫn truyền lên đồi thị.

Cảm giác đau được dẫn truyền theo sợi nào là tùy thuộc vào tính chất của kích thích. Các tính chất này tác động lên thụ cảm thể và thụ cảm thể cảm nhận kích thích này theo những tính chất nhất định, từ đó mà xung động được dẫn truyền chủ yếu theo sợi to hay sợi nhỏ.Châm cứu tạo các kích thích gây “đóng” cổng và có tác dụng giảm đau.

2.2Châm cứu gâyphản ứng tiết đoạn:

Có sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối: Thần kinh tuỷ sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra làm 2 ngành trước và sau, chi phối vận động, cảm giác một vùng cơ thể gọi là một tiết đoạn.

    Ví dụ: Vùng da ở các tiết đoạn ngực D5, D6, D9 và tiết đoạn cổ C2, C3, C4 tương ứng với dạ dày.

    Khi nội tạng có bệnh người ta thấy có hiện tượng tăng cường cảm giác vùng da cùng tiết đoạn với nó như cảm giác đau, thay đổi điện sinh vật… hiện tượng này xảy ra do những sợi thần kinh giao cảm bị kích thích xung động dẫn truyền vào tuỷ lan toả vào các tế bào cảm giác sừng sau tuỷ sống gây ra những thay đổi về cảm giác ở vùng da. Mặt khác những kích thích giao cảm làm co mạch, sự cung cấp máu ở vùng da ít đi làm làm điện trở da giảm xuống gây ra những thay đổi về điện sinh vật.

    Trên cơ sở này Zakharin và Head đã thiết lập được một giản đồ về sự liên quan giữa vùng da và nội tạng và đây cũng là nguyên lý chế tạo các máy đo điện trở vùng da và máy dò kinh lạc.

Việc sử dụng các huyệt châm cứu ở một vùng da để chữa bệnh của các nội tạng cùng tiết đoạn với vùng này sẽ gây ra một phản ứng tiết đoạn, gây ra các luồng xung động thần kinh hướng tâm. Những luồng này sẽ truyền xung động vào sừng sau tuỷ sống rồi chuyển qua sừng trước, từ đó bắt đầu phản xạ ly tâm, một là theo các cơ quan, nội tạng tương ứng, làm điều hoà mọi cơ năng sinh ]ý như bài tiết, dinh dưỡng… Việc sử dụng phản ứng tiết đoạn có nhiều ý nghĩa thực tiễn lớn vì nó có thể giúp cho người thầy thuốc châm cứu chọn những vùng da và huyệt ở một tiết đoạn thần kinh tương ứng với cơ quan nội tạng bị bệnh. Việc thành lập công thức châm cứu điều trị một số bệnh thuộc từng vùng được tiện lợi và dễ ứng dụng hơn.

Mặt khác, theo quan điểm của phản ứng tiết đoạn giúp người học và ứng dụng châm cứu hiểu và giải thích được phương pháp dùng các du huyệt (ở lưng), mộ huyệt (ở ngực, bụng) và các huyệt ở xa (tay, chân) để châm cứu làm giảm đau một số bệnh thuộc nội tạng có cùng tiết đoạn thần kinh chi phối, đặc biệt là dùng các huyệt sát cột sống (hoa đà giáp tích) và các bối du huyệt trong châm tê để phẫu thuật.

2.3. Châm cứu gây phản ứng toàn thân:

     Một huyệt có thể chữa nhiều bệnh, một bệnh cũng có thể dùng nhiều công thức khác nhau và cùng là một loại bệnh trên cùng một bệnh nhân, nhưng tuỳ theo thời gian bị bệnh và thời gian điều trị mà thầy thuốc châm cứu dùng các huyệt khác nhau đó là do tác dụng toàn thân của châm cứu.

     Khi nói tới phản ứng toàn thân, chúng ta cần nhắc tới nguyên lý về hiện tượng chiếm ưu thế vỏ não của Utomski, về cơ năng linh hoạt của hệ thần kinh của Wikdesky(Trong nguyên lý này, trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh một kích thích nhẹ thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ, nhưng nếu thần kinh ở trạng thái bị kích thích hưng phấn do bệnh thì một kích thích mạnh chẳng những không gây ra phản ứng hưng phấn mạnh mà trái lại nó làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau);

Châm cứu tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương và thông qua hệ này là hệ thần kinh thực; vật mà ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể.Sau khi châm, từng luồng xung động thần kinh không ngừng được dẫn truyền vào tuỷ sống dẫn truyền qua bó tuỷ lên hành não vỏ não.

Châm cứu cũng gây các biến đổi về  thể dịch và nội tiết như adrenalin, histamin, acetylcholin, chất gây đau P, morphinelin (đặc biệt là beta-endorphin) cũng có những biến đổi ảnh hưởng đến các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, sự chuyển hoá các chất. 

  1. Những ưu điểm và nhược điểm khi vận dụng học thuyết thần kinh, thể dịch để giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu

      Cơ chế tác dụng của châm cứu giải thích theo học thuyết thần kinh thể dịch giúp cho quá trình học tập, sử dụng châm cứu dễ dàng có thể vận dụng để giải thích hầu hết các trường hợp bệnh lý cơ nâng được chỉ định điều trị bằng phương pháp châm cứu.

Về mặt học tập chia các huyệt theo từng vùng tiết đoạn cơ thể, số lượng sử dụng trong điều trị khoảng 80-100 huyệt thông thường mà không cần thiết phải nhớ tất cả (365 huyệt) để điều trị các chứng bệnh thường gặp, giúp các thầy thuốc đa khoa cơ sở cơ bản để kết hợp tốt hai nền y học YHDT-YHHĐ trong điều trị bệnh.

Về tác dụng và vận dụng các huyệt: trước hết cần nắm được vị trí tương ứng của các huyệt trên vùng cơ thể để biết tác dụng tại chỗ của nó. Sau đó mỗi vùng của mỗi cơ thể cần nắm một số công thức để chữa bệnh nội tạng và các cơ quan từng vùng cơ thể. Huyệt ở vùng ngực, lưng: chữa các bệnh về tuần hoàn, hô hấp, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, đau dây thần kinh liên sườn…; huyệt vùng thượng vị, thắt lưng: chữa bệnh về bộ máy tiêu hoá, viêm loét dạ dày, bệnh gan mật; huyệt vùng hạ vị, thắt lưng cùng : chữa bệnh tiết niệu, đường sinh dục.

Về toàn thân cần nắm một số huyệt có tác dụng điều trị đặc hiệu, có tác dụng toàn thân để phối hợp với các huyệt điều trị từng vùng.

Cơ chế châm cứu theo học thuyết thần kinh – thể dịch chưa giải thích được những điều đã nêu trong các sách châm cứu cổ điển như hệ kinh lạc, phương pháp bổ tả… không giải thích được các quy luật vận dụng các huyệt toàn thân và nhất là bệnh lý của các tạng phủ, các quy luật lấy huyệt theo thời gian.

III- Các chứng bệnh điều trị hiệu quả bằng châm cứu trong điều trị một số bệnh:Đặc biệt là các chứng đau, chứng liệt, các bệnh lý và triệu chứng bệnh của rất nhiều các chuyên khoa khác nhau:

Nhóm các bệnh hệ tâm-thần kinh:

  • Đau đầu
  • Hội chứng tiền đình
  • Thiểu năng toàn hoàn não
  • Hội chứng stress
  • Phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ não
  • Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (Liệt mặt)
  • Đau thần kinh liên sườn
  • Đau thần kinh tọa
  • Hỗ trợ cai nghiện rượu, bia
  • Hỗ trợ cai nghiện ma túy và các thuốc hướng thần khác
  • Các tình trạng nghiện: Thuốc lá, game, cờ bạc, tình dục…
  • Suy nhược thần kinh
  • Mất ngủ
  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Rối loạn vận ngôn: Nói khó, nói lắp, chậm nói…
  • Rối loạn nuốt
  • Rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện khó hoặc không tự chủ)
  • Điều trị tự kỷ ở trẻ em
  • Chậm nói ở trẻ em
  • Bại não trẻ em
  • Di chứng viêm não

Nhóm các bệnh hệ cơ xương khớp:

  • Đau vai gáy
  • Viêm quanh khớp vai
  • Tê mỏi tay, chân
  • Đau lưng
  • Đau thắt lưng, đau thần kinh tọa
  • Đau do thoái hóa khớp
  • Viêm khớp dạng thấp, Bệnh Gút, Bệnh lý phần mềm quanh khớp, Loãng xương
  • Đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - cột sống thắt lưng

Nhóm liệt vận động:

  • Phục hồi liệt nửa người, chi trên, chi dưới
  • Phục hồi liệt tứ chi do chấn thương hoặc sau phẫu thuật cột sống
  • Liệt các dây thần kinh (Trung ương, ngoại biên)

Nhóm bệnh hệ tim mạch: Tăng huyết áp, Rối loạn thần kinh tim, Huyết áp thấp, Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, Suy giãn tĩnh mạch chi…

Bệnh thuộc hệ tiêu hóa - gan mật: Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản,Viêm loét dạ dày tá tràng, Táo bón, Hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ,Viêm gan…

Nhóm bệnh tiết niệu- sinh dục: Sỏi tiết niệu, Di tinh, Liệt dương, Yếu sinh lý, Viêm bàng quang cấp và mạn tính, Hội chứng bàng quang tăng hoạt, tiểu són, tiểu khó, tiểu tiện nhiều lần; Rối loạn kinh nguyệt, Rối loạn tiền mãn kinh, lãnh cảm, vô sinh, tăng tỷ thụ thai trong IVF…

Nhóm bệnh hô hấp, tai mũi họng: Viêm xoang, Viêm họng, Viêm mũi dị ứng, Hen phế quản, COPD…

Nhóm bệnh về mắt: Châm cứu điều chỉnh các bệnh về mắt như cận thị, giảm thị lực...

Nhóm bệnh Nội tiết – Dinh dưỡng – Chuyển hóa: Bướu cổ, Đái tháo đường, Rối loạn lipid máu, Tăng acid uric…

Điều trị hỗ trợ các bệnh lý như: Ung thư (Giảm đau, Giảm thiểu phản ứng phụ của việc xạ trị và hóa trị như: nôn, mệt mỏi…), Suy nhược cơ thể, bệnh người già (kém ăn, mất ngủ, hay quên...).

Nhóm bệnh khác:

  • Châm cứu giảm béo
  • Châm cứu thẩm mỹ: trẻ hóa, sáng da, căng da, thon gọn khuôn mặt và các phần cơ thể…
  • Phẫu thuật bằng dưới châm tê: là một y thuật độc đáo của phương Đông không phải dùng thuốc mê, giảm thuốc gây tê là loại thuốc độc hại cho cơ thể. Bệnh nhân sớm phục hồi phục sức khỏe và hạn chế tác dụng không mong muốn.

Từ khóa

• Đau đầu,• Hội chứng tiền đình,thiểu năng,hội chứng stress,phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt,đột quỵ não,liệt mặt,liệt 7,đau thần kinh liên sườn,đau thần kinh tọa,hỗ trợ cai nghiện rượu bia,cai nghiện ma túy,suy nhược thần kinh,mất ngủ,rối loạn lo âu,trầm cảm,rối loạn vận ngôn,rối loạn nuốt,rối loạn,tự kỷ,chậm nói,bại não,di chứng viêm não,đau vai gáy,viêm quanh khớp vai,tê mỏi chân tay,đau lưng,thoái hóa khớp,viêm khớp dạng thấp,bệnh gút,Bênh lý phần mềm quanh khớp,loãng xương,thoát vị đĩa đệm,liệt nửa người,liệt chi,liệt tứ chi,liệt dây thần kinh,bệnh tim mạch,tăng huyết áp,rối loạn thần kinh tim,huyết áp thấp,thiểu năng tuần hoàn não mãn tính,suy giãn tĩnh mạch,hệ tiêu hóa gan mật,trào ngược dạ dày,viêm loét hành tá tràng,táo bón,hội chứng ruột kích thích,bệnh trĩ,viêm gan,bệnh tiết niệu sinh dục,sỏi tiết niệu,di tinh,liệt dương,yếu sinh lý,viêm bàng quang,tiểu són,tiểu khó,tiểu tiện nhiều lần,rối loạn kinh nguyệt,tiền mãn kinh,lãnh cảm,vô sinh,tăng tỉ lệ thụ thai trong IVF,bênh hô hấp tai mũi họng,viêm họng,viêm xoang,viêm mũi dị ứng,hen phế quản,copd,bệnh về mắt,cận thị,giảm thị lực,bệnh Nội tiết – Dinh dưỡng – Chuyển hóa,Bướu cổ,Đái tháo đường,Rối loạn lipid máu,Tăng acid uric,Ung thư,Suy nhược cơ thể,bệnh người già,• Châm cứu giảm béo,trẻ hóa,sáng da,căng da,thon gọn khuôn mặt và các phần cơ thể,phẫu thuật bằng dưới châm tê

Bài viết liên quan

Tân châm.Bộ Y tế - Viện Châm cứu Việt Nam, Hà Nội, tr.157-17711111

Đánh giá hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp cấy chỉ Catgut Chromic 4.0

Đánh giá kết quả điều trị của sóng xung kích kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt ở bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần

Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail