Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của bài thuốc TL-HV điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có so sánh với nhóm chứng trên 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ, chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (NNC – uống TL-HV ngày 2 gói/2 lần + Alfuzosin 10mg ngày 1 viên × 30 ngày) và nhóm đối chứng (NĐC - Alfuzosin 10mg ngày 1 viên × 30ngày) từ tháng 4/2020 đến hết tháng 10/2020 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Kết quả được đánh giá dựa vào sự thay đổi của các chỉ tiêu theo dõi theo y học hiện đại (Bảng đánh giá phân loại điểmIPSS-International prostate symptom score, Bảng đánh giá phân loại điểm QoL - Quality of life, Khối lượng tuyến tiền liệt, Đánh giá nước tiểu tồn dư), sự thay đổi các triệu chứng theo y học cổ truyền (Các chứng trạng về tình trạngtiểu tiện và các chứng trạng khác kèm theo) và hiệu quả chung. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả: Sau điều trị 90% bệnh nhân có kích thước tiền liệt tuyến giảm xuống dưới 50gram, 100% bệnh nhân có nước tiểu tồn dư về mức bình thường, điểm IPSS và chất lượng cuộc sống đạt mức Tốt, tốc độ dòng tiểu tăng gấp 2 lần thời điểm bắt đầu nghiên cứu, chứng trạng YHCT có sự cải thiện tốt sau điều trị và không ghi nhận tác dụng không mong muốn nào trong quá trình điều trị. Hiệu quả điều trị chung đạt rất tốt 83,3%; tốt 13,3%; trung bình 3,4%. Kết luận: Bài thuốc TL-HV có hiệu quả tốt và an toàn trong điều trị bệnh nhân mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH- Benign prostatic hyperplasia) là một bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Thống kê năm 2015 tại Hoa Kỳ cho thấy 16,5% nam giới trên 40 tuổi có chẩn đoán tăng sinhlành tính tuyến tiền liệt; tại Ả Rập Saudi là 31,7% [4]. Việt Nam, theo một số báo cáo trong nước, tỷ lệ này dao động từ 11,8%-26%. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được đặc trưng bởi hai hội chứng cơ bản là hội chứng kích thích và hội chứng chèn ép, điều này gây nên những biểu hiện rối loạn tiểu tiện trên lâm sàng chủ yếu là tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu, tiểu đêm, tiểu sót hay rỉ tiểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt khá đa dạng, từ nội khoa đến ngoại khoa. Hiện nay, việc điều trị nội khoa với những trường hợp kích thước tuyến tiền liệt không quá lớn, cùng với việc kết hợp cảhai nền y học cổ truyền – với cây cỏ tự nhiên – vốn dĩ an toàn và y học hiện đại – với thế mạnh về cơ chếthuốc nhanh, mạnh – đang là xu hướng phổ biến. Hiện nay, ngày càng có nhiều các bài thuốc nghiệm phương ra đời, qua thời gian cũng đã chứng minh được những tác dụng và hiệu quả nhất định. Bài thuốc TL-HV được đúc kết bởi 20 năm kinh nghiệm điều trị của PGS.TS. Đoàn Quang Huy là một trong số đó. Nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của bài thuốc này cùng với những ưu điểm của nó để có thể tìm ra thêm một phương pháp can thiệp trong điều trị bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Bước đầu đánh giá một số tác dụng của bài thuốc TL-HV điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có so sánh với nhóm chứng trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam từ tháng 4/2020 đến hết tháng 10/2020. Các bệnh nhân có tiêu chuẩn lựa chọn là: Tình nguyện tham gia nghiên cứu, viết cam kết theo quy định, được chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo Y học hiện đại (YHHĐ) (IPSS ≥ 8 điểm, QoL ≥ 3 điểm, tuyến tiền liệt to mềm, vỏ nhẵn, ranh giới rõ, không đau, siêu âm: kích thước tuyến tiền liệt tăng 25 ≤ KLTTL ≤ 60 gam, PSA < 4 ng/ml và các chỉ số cận lâm sàng đều trong giới hạn bình thường) và Y học cổtruyền (YHCT) (BN có chứng “Long bế” trên lâm sàng qua tứ chẩn, thuộc thể đàm trệ huyết ứ); các tiêu chuẩn loai trừ là: theo YHHĐ (BN bí đái hoàn toàn, PSA > 4 ng/ml, đang điều trị các bệnh lý nội khoa khác, chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cóhỉ định phẫu thuật) và YHCT (BN thuộc thể thấp nhiệt và thể thận khí hư), dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, không tuân thủ qui trình nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu: Khám sàng lọc lâm sàng,cận lâm sàng cho các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. 60 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: NNC: Uống kết hợp TL-HV ngày 2 gói/2 lần + Alfuzosin 10mg ngày 1 viên × 30 ngày; NĐC: Uống Alfuzosin 10mg ngày 1 viên × 30 ngày. Theo dõi sự thay đổi triệu chứng lâm sàng và tác dụng không mong muốn trước và sau điều trị. Thu thập và xử lý số liệu.
Phương pháp đánh giá kết quả:
- Dựa vào sự thay đổi của các chỉ tiêu theo dõi theo y học hiện đại: Bảng đánh giá phân loại điểm IPSS (Nhẹ: 0 - 7 điểm; Trung bình: 8 - 19 điểm; Nặng: 20 - 35 điểm), đánh giá phân loại điểm QoL (Tốt: 0 – 2 điểm; Trung bình: 3 - 4 điểm, Kém: 5 - 6 điểm), khối lượng TTL, thể tích nước tiểu tồn dư (Bình thường: VNTTD < 50ml; Có tắc nghẽn: 50 ≤ VNTTD < 100 ml.
Tắc nghẽn nặng: VNTTD ≥ 100 ml).
- Dựa vào sự thay đổi các triệu chứng theo y học cổ truyền: Các chứng trạng về tình trạng tiểu tiện (tiểu đêm, tiểu đau, tiểu dắt, lắt nhắt), chứng trạng của y học cổ truyền kèm theo khác (mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt).
- Hiệu quả chung: rất tốt, tốt, trung bình, kém.
Phương pháp xử lý số liệu
- Dựa vào sự thay đổi của các chỉ tiêu theo dõi theo y học hiện đại: Bảng đánh giá phân loại điểm IPSS (Nhẹ: 0 - 7 điểm; Trung bình: 8 - 19 điểm; Nặng: 20 - 35 điểm), đánh giá phân loại điểm QoL (Tốt: 0 - 2 điểm; Trung bình: 3 - 4 điểm, Kém: 5 - 6 điểm), khối lượng TTL, thể tích nước tiểu tồn dư (Bình thường: VNTTD< 50ml; Có tắc nghẽn: 50 ≤ VNTTD< 100 ml; Tắc nghẽn nặng: VNTTD≥ 100 ml).
- Dựa vào sự thay đổi các triệu chứng theo y học cổ truyền: Các chứng trạng về tình trạng tiểu tiện (tiểu đêm, tiểu đau, tiểu dắt, lắt nhắt), chứng trạng của y học cổ truyền kèm theo khác (mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt).
- Hiệu quả chung: rất tốt, tốt, trung bình, kém.
Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu sau thu thập được xử lý bằng thuật toán thống kê y sinh học dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 của IBM.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sau khi thu thập số liệu trên 60 bệnh nhân ở cả 2 nhóm, chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân có một số đặc điểm chung: độ tuổi tập trung đông nhất từ 40-59 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân tiểu dắt, lắt nhắt và tiểu không hết bãi chiếm cao nhất (100% ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng), số năm mắc BPH hầu hết là trên 10 năm, 36,7% BN nhóm nghiên cứu và 43,3% BN nhóm chứng đã từng dùng thảo mộc, 40% số bệnh nhân đã được điều trị nội khoa, 70% bệnh nhân đã từng dùng thực phẩm chức năng, đa số bệnh nhân đều có chỉ số PSA dưới 1ng/ml và tỷ lệ bệnh nhân có BPH phì đại thùy giữa cao hơn thùy 2 bên.
Kết quả điều trị của chúng tôi được đánh giá bằng một số chỉ số sau:
Thể tích tiền liệt tuyến là một trong những triệu chứng thực thể để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị trong nghiên cứu:
Bảng 1. Sự thay đổi thể tích tuyến tiền liệt trước-sau điều trị
Thể tích tuyến tiền liệt (gram) | NNC (n=30) | NĐC (n=30) | pNNC-NĐC | |||
n | % | n | % | |||
20-50gram | Trước điều trị | 20 | 66,7 | 21 | 70,0 | ptrước điều trị>0,05 psau điều trị <0,05 |
Sau điều trị | 27 | 90,0 | 24 | 80,0 | ||
51-70gram | Trước điều trị | 10 | 33,3 | 9 | 30,0 | |
Sau điều trị | 3 | 10,0 | 6 | 20,0 |
Sự thay đổi kích thước tiền liệt tuyến là một trongnhững yếu tố quyết định việc chỉ định điều trị nội khoa ở bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Ở vào bảng 1, không bệnh nhân nào có thể tích tuyến dưới 20gram. Cao nhất ở nhóm bệnh nhân có kích thước tuyến tiền liệt trên 20-50 với thể tích tuyến trung bình là 56,67 ± 5,38 ở NNC và 55,45 ± 7,01 (NĐC). Thể tích tuyến trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn Trần Ngọc Định (65,1) [1], cao hơn Đỗ Ngọc Thể (48,6) [2], Nguyễn Viết Thanh (41,27) [3].
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang điểm (IPSS) để đánh giá triệu chứng cơ năng tiền liệt tuyến do Barry và cộng sự đề xuất, được hiệp hội tiết niệu quốc tế chuẩn hoá vào năm 1991.

Biểu đổ 1. Sự thay đổi điểm IPSS trước-sau điều trị
Triệu chứng cơ năng yếu tố chỉ định quan trọng trong can thiệp y khoa và cũng là phương tiện quan trọng để đánh giá thành công của phương pháp điều trị. Các triệu chứng cơ năng của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt không phải hằng định giữa các ngày, nên đánh giá thang điểm IPSS sẽ hỏi để lượng giá các triệu chứng trong khoảng thời gian 1 tháng. Khả năng tiếp nhận thông tin và khả năng nghe hiểu rõ câu hỏi kém của người cao tuổi có ảnh hưởng đến độ chính xác của việc lượng giá thang điểm IPSS. Trong nghiên cứu này các bệnh nhân bí đái phải đặt thông tiểu được lượng giá các triệu chứng trong thang điểm IPSS theo thời điểm trong vòng 1 tháng trước thời điểm bị bí đái, các bệnh nhân có khả năng nghe kém cần được hỏi chậm và rõ ràng các câu hỏi. Kết quả của chúng tôi trước điều trị có 100% bệnh nhân có điểm IPSS trên 15 điểm sau điều trị các chỉ số cải thiện rõ rệt trong đó NNC tốt hơn NĐC có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Chất lượng cuộc sống, chúng tôi sử dụng thang điểm QoL để đánh giá. Thang điểm QoL là một thang điểm dễ đánh giá, nhưng tính đặc hiệu không cao do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài bệnh cảnh của tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến.

Biểu đồ 2. Sự thay đổi điểm QoL trước-sau điều trị
Thang điểm chất lượng sống đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, sự thích nghi của mỗi bệnh nhân đối các triệu chứng đó, nó tương ứng với bảng điểm IPSS. Thang điểm QoL này không phải là thang điểm chất lượngsống toàn bộ gồm rất nhiều các chỉ số đánh đánh giá khác nhau về các mặt tinh thần, sức khỏe, khả năng hòa nhập…). Thang điểm QoL có 7 mức điểm từ 0 đến 6 điểm, chia làm 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng[5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi trước nghiên cứu100% bệnh nhân có điểm chất lượng cuộc sống ở mức thấp. Sau điều trị chất lượng cuộc sống bệnh nhân được cải thiện rõ ràng trong đó NNC tốt hơn NĐC có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Các chứng trạng phì đại lành tính tuyến tiền liệt có các triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu đứt quãng…sự thay đổi các triệu chứng đó được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:


Biểu đồ 3. Sự thay đổi một số chứng trạng lâm sàng y học cổ truyền
Hiệu quả điều trị chung có sự khác biệt giữa NNC và NĐC (p<0,05). Trong đó, NNC đạt rất tốt 83,3%; tốt 13,3%; NĐC rất tốt đạt 50%; tốt đạt 23,3%. Lý giải cho kết quả này, chúng tôi thấy rằng, bài thuốc TL-HV theo YHCT, sự khí hóa thủy dịch của cơ thể có liên quan đến 3 tạng phế, tỳ, thận. Do đó, phương thuốc sử dụng Đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật có tác dụng kiên tỳ ích khí giúp thăng thanh giáng trọc để chất thanh đi lên trên, chất trọc đi xuống dưới và ra ngoài; kết hợp với Quy vĩ, đào nhân, hồng hoa, tạo giác thích có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, mà khí hành huyết hành nên các vị thuốc phối ngũ với nhau nên càng làm tăng tác dụng hoạt huyết hóa ứ. Kim tiền thảo, tỳ giải có tác dụng lợi niệu thông bế, khiến cho chất trọc ra ngoàitheo đường tiểu tiện. Ứ trệ lâu ngày thường sinh ra nhiệt kết nên kết hợp với Đại hoàng giúp thông ứ tán kết, thanh nhiệt giải độc.
Hiệu quả điều trị chung của nghiên cứu được đánh giá qua tỷ lệ IPSS (Trước điều trị/sau điều trị) và hiệu số QoL.

Biểu đồ 3. Hiệu quả điều trị chung
Để đánh giá hiệu quả và tính ổn định của liệu pháp can thiệp, chúng tôi tiến hành hẹn bệnh nhân tái khám vào thời điểm 1 tháng sau khi kết thúc quá trình 30 ngày nghiên cứu. Tại thời điểm ngày thứ 60 này, chúng tôi tiến hành gọi điện thoại cho 30 bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu trước đó, đồng thời mời những bệnh nhân nhóm nghiên cứu (được điều trị bằng bài thuốc TL-HV kết hợp Alfuzosin 10mg) tái khám nhằm đánh giá lại kích thước tiền liệt tuyến và đo nước tiểu tồn dư, IPSS và điểm chất lượng cuộc sống. Tại thời điểm D60, 100% bệnh nhân có trọng lượng tuyến dưới 50gram, không bệnh nhân nào có hiện tượng tăng kích thước tuyến, 100% bệnh nhân có nước tiểu tồn dư dưới 50ml, với lượng trung bình là 20,04 ± 5,79 (ml); điểm đánh giá các triệu chứng đường niệu dưới của bệnh nhân đều trở về mức nhẹ, có 2/30 bệnh nhân ở mức vừa; 100% bệnh nhân tại thời điểm D60 đều có chất lượng cuộc sống đạt mức tốt.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, chúng tôi không có bất cứ ghi nhận nào về tác dung không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân nghiên cứu.
4.KẾT LUẬN
1. Xác định độc tính cấp của bài thuốc TL-HV trên thực nghiệm
Chưa tìm thấy LD50 của bài thuốc TL-HV theo đường uống trên chuột nhắt trắng. Với mức liều cao nhất có thể cho chuột uống trong vòng 24 giờ là 375g/kg thể trọng, mà không gây chết chuột nào, không có biểu hiện nào của độc tính cấp.
2. Bước đầu đánh giá tác dụngcủa bài thuốc TL – HV điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
- Hiệu quả điều trị chung có sự khác biệt giữa NNC và NĐC (p<0,05). Trong đó, NNC đạt rất tốt 83,3%; tốt 13,3%; trung bình 3,4%.
- 90% bệnh nhân có kích thước tiền liệt tuyến giảm xuống dưới 50gram sau 30 ngày điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05).
- 100% bệnh nhân có nước tiểu tồn dư về mức bình thường (<50ml), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng tại thời điểm sau 30 ngày điều trị (p<0,05).
- Điểm IPSS và chất lượng cuộc sống đạt mức Tốt sau 30 ngày điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05).
- Tốc độ dòng tiểu TB là 8,09 (tăng gấp 2 lần thời điểm bắt đầu nghiên cứu), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05).
- Chứng trạng YHCT có sự cải thiện tốt sau điều trị, bệnh nhân ăn ngủ tốt, các triệu chứng đường niệu dưới giảm hoặc ổn định, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05).
3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc
Trong quá trình điều trị, chúng tôi không có bất cứ ghi nhận nào về tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân nghiên cứu.
Từ khóa
tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt,bài thuốc TL-HV
Tài liệu tham khảo
- Trần Ngọc Định. Kết quả phẫu thuật nội soi qua niệu đạo điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng điện lưỡng cực, Luận văn Thạc sỹ Y học, 2019. Đại học Y Hà Nội.
- Đỗ Ngọc Thể. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả điều trị bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp bốc hơi lưỡng cực qua nội soi niệu đạo, Luận án Tiến sỹ Y học, 2018, Học viện Quân Y.
- Nguyễn Viết Thanh. Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên, Luận án Tiến sỹ Y học, 2017. Trường Đại học Y Hà Nội.
- Barry MJ, Fowler FJ. The natural history of patients with benign prostatic hyperplasia as diagnosed by North American urologists, J Urol, 1997, 157 pg 10-14.
- Kranzbühler, Wettstein M.S., Fankhauser C.D., et al. Pure bipolar plasma vaporization of the prostate: the Zurich experience. Journal of Endourology, 2013, 27(10), pp.1261-1266.