Tóm tắt
Mục tiêu: “Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp Laser châm trên bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống”. Đối tượng và phương pháp: can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh kết quả trước sau điều trị trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống. Bệnh nhân được chia 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (NC) được điều trị bằng laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt; nhóm đối chứng (ĐC) được điều trị bằng điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Liệu trình điều trị 20 ngày. Kết quả: nhóm sử dụng phương pháp laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả giảm đau rõ rệt, cụ thể sau 20 ngày điều trị bệnh nhân có mức độ đau nặng giảm từ 43,3% xuống còn 0,0%, mức độ đau vừa giảm từ 56,7% xuống còn 0,0%. Tỷ lệ bệnh nhân không còn đau sau 20 ngày là 30%, đau ít là 70% (p < 0,05). Mức độ cải thiện triệu chứng đau ở nhóm NC tương đương với nhóm ĐC (p > 0,05). Kết luận: Phương pháp laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt là phương pháp có hiệu quả giảm đau tương đương với phương pháp điện châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống thắt lưng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thắt lưng hông (HCLTH) là một hội chứng bệnh lý khá thường gặp trên lâm sàng đặc trưng bởi tình trạng đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, vào bàn chân và ngón chân. Một trong những nguyên nhân gây ra là do thoái hóa cột sống thắt lưng [1], [2]. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa thường được Y học hiện đại (YHHĐ) sử dụng trong điều trị HCTLH như dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng [2]. Theo y học cổ truyền (YHCT), HCTLH do thoái hóa cột sống thuộc phạm vi chứng “tọa cốt phong”, “tọa điến phong”, “yêu cước thống”… Các phương pháp điều trị bằng YHCT gồm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, giác hơi, dùng thuốc cổ truyền… [3], [4]. Hiện nay, nhằm nâng cao hiêu quả điều trị HCTLH trên lâm sàng nhiều phương pháp mới kết hợp YHHĐ và YHCT được ứng dụng trong đó có phương pháp laser châm. Vì vậy nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài đánh giá tác dụng điều trị của laser châm trên bệnh nhân HCTLH do thoái hóa cột sống. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi tập trung trình bày nội dung nghiên cứu (NC) về tác dụng giảm đau của phương pháp laser châm với mục tiêu cụ thể là “Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp Laser châm trên bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng NC:
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tiêu chuẩn lựa chọn theo YHHĐ: Bệnh nhân > 38 tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tự nguyện tham gia NC và tuân thủ quy trình nghiên cứu, được chẩn đoán xác định HCTLH do thoái hóa cột sống thắt lưng thỏa mãn tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó tiêu chuẩn lâm sàng gồm triệu chứng đau thắt lưng lan xuống mông, tính chất đau âm ỉ, dữ dội kèm tê bì, có ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng cột sống, ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh. Tiêu chuẩn cận lâm sàng gồm Xquang có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu: gai xương, hẹp khe khớp/hẹp lỗ tiếp hợp, đặc xương dưới sụn, xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu không có biểu hiện của hội chứng viêm.
- Tiêu chuẩn lựa chọn theo YHCT: Bệnh nhân được chẩn đoán yêu cước thống thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư với biểu hiện: đau vùng thắt lưng lan xuống mông kèm theo gối mỏi, ù tai, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, ăn kém, có thể teo cơ, bệnh kéo dài hay tái phát, tiếng nói nhỏ, hơi thở bình thường, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày nhớt, mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ra khỏi nghiên cứu
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý kèm theo như: suy tim, rối loạn đông máu, đái tháo đường, bệnh da liễu tại vùng thắt lưng hông bên đau, bệnh tâm thần ...
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính khác.
- Bệnh nhân được chẩn đoán HCTLH có chỉ định điều trị ngoại khoa.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt.
- Bệnh nhân không tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị.
2.2. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
2.2.1 Chất liệu NC:
- Công thức huyệt theo quy trình của Bộ Y tế: Châm tả: A thị huyệt, Giáp tích L3/L4, L4/L5, L5/S1, Đại trường du, Thứ liêu, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Côn Lôn, Huyền chung, Dương lăng tuyền. Châm bổ: Can du, Thận du [5].
- Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt: xoa, xát, day, lăn, đấm, chặt, bấm huyệt, vận động cột sống thắt lưng.
2.2.2 Phương tiện NC:
- Thiết bị laser LAS-EXPERT được sản xuất bởi công ty Physiomed của Cộng hòa Liên bang Đức, sử dụng đầu phát laser dạng bút (Laser Pen). Máy có màn hình điện tử cài đặt sẵn 90 chương trình điều trị trong đó có chương trình điều trị HCTLH, trên bút laser có 7 nút điều biến tần số giúp thầy thuốc lựa chọn tần số thích hợp cho từng huyệt.
- Các thiết bị khác: kim châm cứu: Sử dụng kim châm cứu dùng 1 lần của hãng Đông Á kích thước 0.40 x 25mm, kim được tiệt trùng, mỗi hộp gồm 10 kim/vỉ x 10 vỉ; máy điện châm M8 do Bệnh viện Châm cứu Trung ương sản xuất, hộp dựng bông cồn, kẹp có mấu, thước đo độ đau VAS, bệnh án nghiên cứu.
2.3. Địa điểm NC:
Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
2.4. Phương pháp NC:
2.4.1. Thiết kế NC: can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước sau điều trị
2.4.2.Mẫu NC: gồm 60 BN đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. BN được chia thành 2 nhóm là nhóm NC và nhóm đối chứng (ĐC), mỗi nhóm 30 BN, theo phương pháp ghép cặp đảm bảo tương đồng về tuổi, giới và mức độ bệnh.
Nhóm NC được sử dụng laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt; nhóm ĐC được áp dụng điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Liệu trình điều trị 20 ngày.
2.4.3 Các chỉ số theo dõi
- Chỉ số đặc điểm chung: tuổi, giới, thời gian mắc bệnh.
- Chỉ số đánh giá kết quả NC: Đánh giá mức độ đau dựa trên thang điểm đau VAS
Điểm VAS | Mức độ đau | Điểm đánh giá trong nghiên cứu |
0 điểm | Không đau | 0 |
1 ≤ VAS ≤3 | Đau ít | 1 |
4 ≤ VAS ≤ 6 | Đau vừa | 2 |
7 ≤ VAS ≤ 10 | Đau nặng | 3 |
Chỉ số này được lượng giá ở các thời điểm sau: D0: Thời điểm đánh giá trước khi điều trị; D10: Thời điểm đánh giá sau 10 ngày điều trị; D20: Thời điểm đánh giá sau 20 ngày điều trị.
2.4.4 Phương pháp đánh giá kết quả:
So sánh sự thay đổi các giá trị trung bình điểm đau VAS và mức độ đau dựa trên điểm đau VAS sau điều trị (thời điểm D10 và D20) so với trước điều trị (thời điểm D0), so sánh giữa nhóm NC và nhóm ĐC.
2.4.5 Quy trình nghiên cứu:
- Bước 1: Bệnh nhân được chẩn đoán HCTLH thỏa mãn các điều kiện ở mục 2.1.1 được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. Thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng (xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chụp Xquang CSTL) và đánh giá các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị D0.
- Bước 2: Tiến hành điều trị cho bệnh nhân trong đó nhóm NC được điều trị bằng laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt, nhóm ĐC điều trị bằng điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Mỗi thủ thuật tiến hành trong 20 phút/ lần, ngày 1 lần (sử dụng phác đồ huyệt theo quy trình của Bộ y tế). Liệu trình điều trị chung cả 2 nhóm: điều trị trong 20 ngày (có nghỉ thứ 7 và chủ nhật).
- Bước 3: Đánh giá sau điều trị tại các thời điểm sau 10 ngày (D0) và sau 20 ngày (D20).
- Bước 4: Xử lý số liệu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới của 2 nhóm bệnh nhân
Chỉ số NC | Nhóm NC (a) (n=30) | Nhóm ĐC(b) (n=30) | p(a-b) | |||
n | % | n | % |
| ||
Tuổi | 38-49 | 13 | 43,3 | 12 | 40 | > 0,05 |
50-59 | 7 | 23,3 | 7 | 23,3 | ||
≥ 60 | 10 | 33,4 | 11 | 36,7 | ||
Giới | Nam | 13 | 43,3 | 11 | 36,7 | > 0,05 |
| Nữ | 17 | 56,7 | 19 | 63,3 |
Nhận xét: BN lứa tuổi từ 38 – 49 có tỷ lệ cao nhất (40% - 43,3 %). Tỷ lệ nữ cao hơn nam (56,7% - 63,3%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05).
Bảng 2. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của 2 nhóm bệnh nhân
Nhóm Thời gian | Nhóm NC (a) (n=30) | Nhóm ĐC(b) (n=30) | p(a-b) | ||
n | % | % | % |
> 0,05 | |
< 1 tháng | 6 | 20 | 2 | 6,7 | |
1 – 6 tháng | 7 | 23,3 | 7 | 23,3 | |
> 6 tháng | 17 | 56,7 | 21 | 70 |
Nhận xét: BN có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm (56,7% - 70%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p>0,05).
3.2.Kết quả điều trị

Biểu đồ 1: Điểm đau trung bình theo thang điểm VAS tại các thời điểm
Nhận xét: - Điểm VAS trung bình trước điều trị của nhóm NC là 6,2 ± 1,1 và nhóm ĐC là 6,5 ±1,1. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Sau 20 ngày điều trị, điểm VAS trung bình ở cả 2 nhóm giảm rõ rệt so với trước điều trị (p < 0,05). Tuy nhiên sự khác biệt mức độ giảm điểm VAS ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 4: Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS:
Nhóm
Mức độ | Nhóm NC (a) (n=30) | Nhóm ĐC (b) (n=30) | pa-b | ||||||||||
D0(1) | D10(2) | D20(3) | D0(1) | D10(2) | D20(3) | ||||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | n | % | n | % | ||
Không đau | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 9 | 30,0 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 2 | 6,7 | p1(a-b) > 0,05 |
Đau ít | 0 | 0,0 | 18 | 60,0 | 21 | 70,0 | 0 | 0,0 | 14 | 46,7 | 28 | 93,3 | |
Đau vừa | 17 | 56,7 | 12 | 40,0 | 0 | 0,0 | 13 | 43,3 | 16 | 53,3 | 0 | 0,0 | p2(a-b) > 0,05 |
Đau nặng | 13 | 43,3 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 17 | 56,7 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | |
Tổng | 30 | 100 | 30 | 100 | 30 | 100 | 30 | 100 | 30 | 100 | 30 | 100 | p3(a-b) > 0,05 |
P | pa(1-2)< 0,05 | pa(1-3)< 0,05 | pb(1-2)< 0,05 | pb(1-3)< 0,05 |
Nhận xét: - Thời điểm trước điều trị, sau 10 ngày và 20 ngày điều trị, tỉ lệ mức độ đau giữa hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).
- Sau điều trị ở 2 nhóm đều không còn bệnh nhân có mức độ đau nặng. Tỷ lệ mức độ đau sau 10 ngày và 20 ngày điều trị ở cả 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước điều trị (p < 0,05). Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1 Bàn luận về đặc điểm chung của 2 nhóm NC:
Kết quả bảng 1 cho thấy BN có độ tuổi từ 38 – 49 chiếm tỉ lệ cao nhất là 43,3% ở nhóm NC và 40% ở nhóm ĐC; nhóm bệnh nhân từ 50 – 59 tuổi có tỉ lệ thấp nhất, chiếm 23,3% ở cả 2 nhóm; nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm tỉ lệ 33,4% ở nhóm NC và 36,7% ở nhóm ĐC. Tỷ lệ nữ điều trị cao hơn nam giới. Có sự tương đồng trong phân bố các nhóm tuổi và giới tính giữa nhóm NC và nhóm ĐC (p>0,05).
Kết quả bảng 2 mô tả thời gian bị bệnh cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh kéo dài trên 6 tháng là cao nhất ở cả 2 nhóm, trong đó nhóm NC là 56,7% và nhóm ĐC là 70%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). Tỷ lệ này cho thấy HCTLH là bệnh lý diễn biến mạn tính, đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài.
Các kết quả này cho phép kết luận giữa 2 nhóm NC và ĐC có sự tương đồng về 1 số đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm bệnh lý ở thời điểm trước điều trị, đảm bảo cho việc so sánh kết quả can thiệp sau điều trị ở 2 nhóm được chính xác, khoa học và có độ tin cậy cao.
4.2 Bàn luận về hiệu quả giảm đau của 2 nhóm NC:
Theo kết quả nghiên cứu, tại thời điểm trước điều trị mức độ đau giữa nhóm NC và nhóm ĐC không có sự khác biệt (p > 0,05). Điểm đau VAS trung bình của nhóm NC là 6,2 ± 1,1; trong đó tỉ lệ đau nặng là 43,3%; đau vừa là 56,7%. Nhóm ĐC có điểm VAS trung bình là 6,5 ± 1,1; trong đó tỉ lệ đau nặng là 46,7% và đau vừa là 53,3%. Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị nhóm NC và nhóm ĐC đều không còn bệnh nhân có mức độ đau nặng và vừa, tỉ lệ mức độ đau và điểm đau VAS trung bình của hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có sự khác biệt về tỉ lệ mức độ đau và điểm VAS trung bình giữa hai nhóm (p > 0,05). Từ kết quả trên có thể nhận thấy, phương pháp laser châm và điện châm đều có tác dụng giảm đau đáng kể tại thời điểm sau 10 và 20 ngày điều trị (p < 0,05). Tuy nhiên không có sự khác biệt về hiệu quả giảm đau giữa hai phương pháp (p > 0,05). Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh hiệu quả giảm đau của phương pháp laser châm và điện châm[5], [6].
Trong nghiên cứu, chúng tôi so sánh hiệu quả giảm đau của hai phương pháp là laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt và điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị HCTLH. Laser châm là sử dụng liệu pháp laser công suất thấp chiếu vào các huyệt cụ thể [4]. Nhiều cơ chế giảm đau của laser công suất thấp đã được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm như phong tỏa thần kinh ngoại vi, ức chế hoạt động tại synap thần kinh trung ương, điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh, chống viêm, giảm co thắt và
Từ khóa
hội chứng thắt lưng hông,thoái hóa cột sống,laser châm,điện châm,xoa bóp bấm huyệt
Tài liệu tham khảo
- Các bộ môn Nội, Trường đại học Y Hà Nội (2004), Bài giảng bệnh học nội khoa - Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Khoa cơ xương khớp - BV Bạch Mai.
- Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Nguyễn Nhược Kim T.Q.Đ. (2008), Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Bộ Y Tế (2013). Danh mục hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu – Ban hành kèm theo quyết định số 792/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Nguyễn Tài Thu và cộng sự Nghiên cứu thực nghiệm so sánh tác dụng giảm đau của laser châm và điện châm các huyệt: Hợp cốc, Chi câu, Quyền liêu, Phong trì, Tạp Chí Châm Cứu Việt Nam, số 2/1996.
- Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Gia Bình, nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa (β-endorphine, cortisol, Catecholamine) trước và sau điều trị bằng laser châm kết hợp đại trường châm trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Tạp Chí Y học, tr. 36-40.
- Hamblin M.R. và Huang Y. (2013), Handbook of Photomedicine, Taylor & Francis.
- Trường đại học Y khoa Thái Nguyên (2014), Kỹ thuật laser và ứng dụng trong y sinh, Nhà xuất bản Y học, Thái Nguyên.