Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp thủy châm cerebrolysin trên bệnh nhi viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2023 và khảo sát một số tác dụng không mong muốn của việc thủy châm cerebrolysin. Đối tượng: 60 bệnh nhi được chẩn đoán xác định là viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp từ 01 tuổi đến dưới 16 tuổi, tự nguyện tham gia điều trị nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 04 đến tháng 12 năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. Kết quả: Sự cải thiện chức năng vận động của bệnh nhi có tiến triển rất tốt chiếm tỉ lệ 46,7% (mức độ GMFCS giảm đi 2 điểm); có tiến bộ tốt chiếm tỉ lệ 23,3% (mức độ GMFCS giảm đi 1 điểm); không tiến bộ chiếm tỉ lệ 30,0% (mức độ GMFCS giữ nguyên); không có bệnh nhi nào có thay đổi xấu đi. Trong quá trình nghiên cứu chỉ xảy ra một trường hợp chảy máu khi thủy châm chiếm tỉ lệ 3,3%. Kết luận: Điện châm kết hợp thuỷ châm cerebrolysin cho kết quả phục hồi chức năng vận động thô tốt ở bệnh Nhi viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là tình trạng viêm nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh - tâm trí khu trú hoặc lan tỏa. Có nhiều nguyên nhân gây viêm não nhưng nguyên nhân chủ yếu do vi rút. Viêm não do vi rút thường mắc ở trẻ nhỏ và để lại nhiều di chứng nặng nề cho trẻ như rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ, giảm trí tuệ,…[1], [2]. Viêm não do vi rút đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trên toàn cầu đặc biệt là ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam vì bệnh thường có tỷ lệ tử vong cao và di chứng thần kinh nặng nề. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, một khu vực có thể coi là điểm nóng của viêm não do vi rút, trong đó viêm não Nhật Bản được ghi nhận là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm não do vi rút ở khắp châu Á với khoảng 16.000 trường hợp được báo cáo mỗi năm [3].
Theo y học cổ truyền, viêm não được xếp vào phạm vi chứng Ôn bệnh. Di chứng viêm não là di chứng của Ôn bệnh. Bệnh lúc đầu thường do ngoại cảm ôn tà gây nên. Viêm não thường phát vào mùa hạ hoặc cuối hạ nên thuộc thử ôn hoặc thấp ôn. Sau khi qua giai đoạn cấp của bệnh, người bệnh chuyển sang giai đoạn di chứng sau ôn bệnh, nguyên nhân lúc này thường do nội thương [4]. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp thủy châm cerebrolysin trên bệnh nhi viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm cerebrolysin phục hồi chức năng vận động thô bệnh nhi viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2023”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhi được chẩn đoán xác định là viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp từ 01 tuổi đến dưới 16 tuổi điều trị nội trú từ tháng 04 đến tháng 12 năm 2023 tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu, can thiệp có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị.
2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn mẫu n=60
2.2.3. Phương pháp tiến hành:
Bệnh nhi nghiên cứu được chia làm hai nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhi (n) được điều trị bằng điện châm 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 40 ngày (điều trị 20 ngày liên tục - T1, nghỉ 5 ngày và tiếp tục điều trị 20 ngày - T2), thủy châm thuốc Cerebrolysin 1 ml x 1 lần/ngày x 40 ngày, Vincozyn 2ml x 1 lần/ngày x 40 ngày, kết hợp xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 40 ngày;
- Nhóm đối chứng: 30 bệnh nhi được điều trị bằng điện châm, thủy châm Vincozyn 2ml x 1 lần/ngày x 40 ngày, kết hợp xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 40 ngày;
Công thức huyệt được áp dụng [4]:
Thể bệnh |
Tên huyệt |
Ký hiệu |
Thủ pháp |
Âm hư |
Can du |
BL.18 |
Bình bổ bình tả |
Thận du |
BL.23 |
||
Thái khê |
KI.3 |
||
Các huyệt mặt ngoài chi |
|
||
Giáp tích đoạn cổ |
|
||
Giáp tích thắt lưng cùng |
|
||
Túc tam lý |
ST.36 |
||
Phong long |
ST.40 |
||
Bách hội |
GV.20 |
Bổ |
|
Nội quan |
PC.6 |
||
Thần môn |
HT.7 |
||
Âm lăng tuyền |
SP.9 |
||
Huyết hải |
SP.10 |
||
Tam âm giao |
SP.6 |
||
Thái xung |
LR.3 |
Tả |
|
Dương lăng tuyền |
GB.34 |
||
Khí huyết hư |
Can du |
BL.18 |
Bình bổ bình tả |
Thận du |
BL.23 |
||
Thái khê |
KI.3 |
||
Các huyệt mặt ngoài chi |
|
||
Giáp tích đoạn cổ |
|
||
Giáp tích thắt lưng cùng |
|
||
Túc tam lý |
ST.36 |
||
Phong long |
ST.40 |
||
Tỳ du |
BL.20 |
||
Vị du |
BL.21 |
Trong quá trình điều trị thay đổi huyệt và tư thế bệnh nhi nằm ngửa hoặc nằm sấp cho phù hợp với thể trạng.
2.2.4. Chỉ số nghiên cứu và cách xác định các chỉ số nghiên cứu: các chỉ số nghiên cứu được tiến hành đánh giá trước khi bệnh nhân được điều trị (T0), sau điều trị 20 ngày (T1), sau điều trị 40 ngày (T2) gồm: Mức độ liệt vận động theo thang điểm Rankin sửa đổi (mRS) [5], mức độ chức năng vận động thô theo thang điểm GMFCS [6]. Các chỉ số theo dõi theo thể bệnh của y học cổ truyền [4].
2.2.5. Xử lý số liệu: Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 20.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân bố bệnh nhi theo giới và tuổi giữa hai nhóm
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhi theo giới và tuổi giữa hai nhóm
Nhóm |
Giới tính |
Tuổi (năm) |
Tuổi trung bình X ± SD |
|||
Nam n (%) |
Nữ n (%) |
≥ 1 - < 6 n (%) |
≥ 6 - < 12 n (%) |
≥ 12 - < 16 n (%) |
||
Nhóm nghiên cứu |
14 (46,7) |
16 (53,3) |
21 (70,0) |
7 (23,3) |
2 (6,7) |
5,4 ± 3,63 |
Nhóm đối chứng |
13 (43,3) |
17 (56,7) |
19 (63,3) |
8 (26,7) |
3 (10,0) |
5,2 ± 3,61 |
P (X ± SD) |
> 0,05 |
> 0,05 |
|
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm theo giới và độ tuổi, p > 0,05.
3.2. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng theo y học hiện đại
Bảng 3.2. Sự thay đổi một số triệu chứng lâm sàng theo y học hiện đại
Nhóm / Triệu chứng |
Nhóm nghiên cứu |
Nhóm đối chứng |
|||||
Trước điều trị |
Sau điều trị |
Trước điều trị |
Sau điều trị |
||||
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
||
Rối loạn ý thức |
Thức, chưa nhận biết được |
22 (73,3) |
18 (60,0) |
8 (26,7) |
23 (76,7) |
20 (66,7) |
10 (33,3) |
Tỉnh, biết lạ quen |
8 (26,7) |
11 (36,7) |
14 (46,7) |
7 (23,3) |
10 (33,3) |
13 (43,4) |
|
Rối loạn ngôn ngữ |
Thất vận ngôn hoàn toàn |
8 (26,7) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
7 (23,3) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
Ú ớ, có âm chưa có tiếng |
22 (73,3) |
15 (50,0) |
6 (20,0) |
23 (76,7) |
16 (53,3) |
8 (26,7) |
|
Nói được từ đơn |
0 (0,0) |
9 (30,0) |
19 (63,3) |
0 (0,0) |
7 (23,3) |
16 (53,3) |
|
Nuốt chậm, chỉ ăn lỏng được |
19 (63,3) |
16 (53,3) |
9 (30,0) |
21 (70,0) |
18 (60,0) |
10 (33,3) |
|
Nuốt chậm, đã ăn đặc được |
11 (36,7) |
14 (46,7) |
19 (63,3) |
9 (30,0) |
12 (40,0) |
19 (63,3) |
|
Rối loạn cơ tròn |
Đại tiểu tiện không tự chủ |
9 (30,0) |
7 (23,3) |
5 (16,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
|
Đại tiểu tiện lúc tự chủ lúc không |
19 (63,3) |
14 (46,7) |
10 (33,3) |
20 (66,7) |
17 (56,7) |
11 (36,7) |
Đại tiểu tiện tự chủ/trở về mức bình thường của lứa tuổi |
2 (6,7) |
9 (30,0) |
15 (50,0) |
3 (10,0) |
7 (23,3) |
14 (46,7) |
|
Rối loạn thần kinh thực vật |
Tăng tiết đờm dãi |
17 (56,7) |
15 (50,0) |
9 (30,0) |
16 (53,4) |
15 (50,0) |
7 (23,3) |
Tăng tiết mồ hôi |
8 (26,7) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
|
Rối loạn thân nhiệt |
5 (16,6) |
0 (0,0) |
0 (0,0) |
7 (23,3) |
0 (0,0) |
0 (0,0) |
|
Rối loạn trương lực cơ |
Rối loạn nhẹ |
0 (0,0) |
10 (33,3) |
16 (53,3) |
0 (0,0) |
5 (16,7) |
13 (43,4) |
Rối loạn vừa |
10 (33,3) |
6 (20,0) |
9 (30,0) |
9 (30,0) |
10 (33,3) |
11 (36,7) |
|
Rối loạn nặng |
20 (66,7) |
13 (43,4) |
2 (6,7) |
21 (70,0) |
15 (50,0) |
3 (10,0) |
|
Rối loạn ngoại tháp |
Rối loạn nhẹ |
3 (10,0) |
8 (26,7) |
14 (46,6) |
4 (13,3) |
3 (10,0) |
12 (40,0) |
Rối loạn vừa |
8 (26,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
9 (30,0) |
11 (36,7) |
7 (23,3) |
|
Rối loạn nặng |
19 (63,3) |
13 (43,3) |
2 (6,7) |
17 (56,7) |
16 (53,3) |
4 (13,3) |
|
PT0-T2 |
< 0,05 |
Nhận xét: Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng ở mỗi nhóm, trước và sau điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Trong đó, rối loạn trương lực cơ và rối loạn ngoại tháp có sự khác nhau đáng kể sau điều trị giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.
3.3. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền
Bảng 3.3. Sự thay đổi một số triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền
Nhóm / Triệu chứng |
Nhóm nghiên cứu |
Nhóm đối chứng |
||||
Trước điều trị |
Sau điều trị |
Trước điều trị |
Sau điều trị |
|||
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
|
Tinh thần mờ tối |
22 (73,3) |
17 (56,7) |
6 (20,0) |
23 (76,7) |
20 (66,7) |
9 (30,0) |
Tinh thần đần độn |
8 (26,7) |
8 (26,7) |
7 (23,3) |
7 (23,3) |
7 (23,3) |
7 (23,3) |
Nằm yên ít cử động, chân tay co cứng, co vặn, run giật hoặc co giật |
22 (73,3) |
14 (46,7) |
3 (10,0) |
23 (76,7) |
18 (60,0) |
4 (13,3) |
Chân tay co cứng hoặc liệt, không ngồi, không đứng, không đi được. |
8 (26,7) |
6 (20,0) |
2 (6,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
3 (10,0) |
Người gầy |
22 (73,3) |
12 (40,0) |
4 (13,3) |
23 (76,7) |
16 (53,3) |
6 (20,0) |
Miệng họng khô |
22 (73,3) |
10 (33,3) |
2 (6,7) |
23 (76,7) |
12 (40,0) |
3 (10,0) |
Môi lưỡi đỏ ít rêu hoặc không rêu |
22 (73,3) |
11 (36,7) |
1 (3,3) |
23 (76,7) |
12 (40,0) |
3 (10,0) |
Sắc mặt lúc trắng, lúc đỏ |
8 (26,7) |
5 (16,7) |
5 (16,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
Chất lưỡi nhợt hoặc tím |
8 (26,7) |
7 (23,3) |
5 (16,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
Tiếng nói nhỏ yếu, hay ngọng, khàn, nặng nề, vướng víu, vang, đần độn không nói |
22 (73,3) |
13 (43,3) |
4 (13,3) |
23 (76,7) |
15 (50,0) |
6 (20,0) |
Không nói |
8 (26,7) |
7 (23,3) |
5 (16,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
Không có mồ hôi |
22 (73,3) |
14 (46,7) |
2 (6,7) |
23 (76,7) |
16 (53,3) |
4 (13,3) |
Ra nhiều mồ hôi |
8 (26,7) |
7 (23,3) |
4 (13,3) |
7 (23,3) |
5 (16,7) |
4 (13,3) |
Đêm nóng, sáng mát |
22 (73,3) |
14 (46,7) |
2 (6,7) |
23 (76,7) |
16 (53,3) |
4 (13,3) |
Đại tiện táo, nước tiểu vàng |
22 (73,3) |
10 (33,3) |
1 (3,3) |
23 (76,7) |
13 (43,3) |
2 (6,7) |
Đại tiện lỏng |
8 (26,7) |
3 (10,0) |
0 (0,0) |
7 (23,3) |
4 (13,3) |
0 (0,0) |
Lòng bàn tay, bàn chân nóng và đỏ |
22 (73,3) |
15 (50,0) |
4 (13,3) |
23 (76,7) |
17 (56,7) |
5 (16,7) |
PT0-T2 |
< 0,05 |
Nhận xét: Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền ở mỗi nhóm, trước và sau điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Trong đó, nhiều triệu chứng được cải thiện theo xu hướng tốt hơn.
3.4. Sự thay đổi mức độ liệt vận động theo thang điểm Rankin sửa đổi
Bảng 3.4. Sự thay đổi mức độ liệt vận động giữa hai nhóm theo thang điểm mRS
Nhóm / Mức độ (Điểm) |
Nhóm nghiên cứu |
Nhóm đối chứng |
||||
Trước điều trị |
Sau điều trị |
Trước điều trị |
Sau điều trị |
|||
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
|
Không liệt (0) |
0 (0,0) |
2 (6,6) |
5 (16,7) |
0 (0,0) |
0 (0,0) |
1 (3,3) |
Độ I (1) |
0 (0,0) |
5 (16,7) |
2 (6,6) |
0 (0,0) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
Độ II (2) |
0 |
5 |
12 |
0 |
2 |
7 |
(0,0) |
(16,7) |
(40,0) |
(0,0) |
(6,7) |
(23,4) |
|
Độ III (3) |
4 (13,3) |
3 (10,0) |
3 (10,0) |
6 (20,0) |
1 (3,3) |
4 (13,3) |
Độ IV (4) |
18 (60,0) |
9 (30,0) |
6 (20,0) |
17 (56,7) |
15 (50,0) |
9 (30,0) |
Độ V (5) |
8 (26,7) |
6 (20,0) |
2 (6,7) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
4 (13,3) |
Độ dịch chuyển độ liệt vận động trung bình |
4,1 ± 0,62 |
|
2,3 ± 1,49 |
4,5 ± 0,63 |
|
2,9 ± 1,57 |
PT0-T2 |
< 0,05 |
|||||
PNC-ĐC |
< 0,05 |
Nhận xét: Sau điều trị sự khác biệt về độ liệt so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm nghiên cứu có 16,7% bệnh nhi khỏi liệt, nhóm đối chứng có 3,3% bệnh nhi khỏi liệt. Độ dịch chuyển độ liệt vận động trung bình của nhóm nghiên cứu từ 4,1 ± 0,62 còn 2,3 ± 1,49, nhóm đối chứng từ 4,5 ± 0,63 còn 2,9 ± 1,57. Sự khác biệt giữa trước điều trị và sau điều trị của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt giữa hai nhóm về độ dịch chuyển độ liệt trung bình sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.5. Sự thay đổi mức độ chức năng vận động thô giữa hai nhóm theo thang điểm GMFCS
Bảng 3.5. Sự thay đổi mức độ chức năng vận động thô giữa hai nhóm
Nhóm / Mức độ (Điểm) |
Nhóm nghiên cứu |
Nhóm đối chứng |
||||
Trước điều trị |
Sau điều trị |
Trước điều trị |
Sau điều trị |
|||
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
T0 n (%) |
T1 n (%) |
T2 n (%) |
|
Độ I (1) |
0 (0,0) |
1 (3,3) |
2 (6,7) |
0 (0,0) |
0 (0,0) |
1 (3,3) |
Độ II (2) |
0 (0,0) |
7 (23,3) |
12 (40,0) |
0 (0,0) |
3 (10,0) |
8 (26,7) |
Độ III (3) |
2 (6,7) |
6 (20,0) |
7 (23,3) |
2 (6,7) |
5 (16,7) |
6 (20,0) |
Độ IV (4) |
20 (66,7) |
11 (36,7) |
6 (20,0) |
21 (70,0) |
16 (53,3) |
10 (33,3) |
Độ V (5) |
8 (26,6) |
5 (16,7) |
3 (10,0) |
7 (23,3) |
6 (20,0) |
5 (16,7) |
Độ dịch chuyển mức độ chức năng vận động thô trung bình |
4,2 ± 0,55 |
|
2,9 ± 1,14 |
4,1 ± 0,53 |
|
3,3 ± 1,15 |
PT0-T2 |
< 0,05 |
|||||
PNC-ĐC |
< 0,05 |
Nhận xét: Sau điều trị sự khác biệt về mức độ chức năng vận động thô so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm nghiên cứu có 6,7% bệnh nhi ở mức độ I, nhóm đối chứng có 3,3% bệnh nhi ở mức độ I. Độ dịch chuyển mức độ chức năng vận động thô trung bình của nhóm nghiên cứu từ 4,2 ± 0,55 còn 2,9 ± 1,14, nhóm đối chứng từ 4,1 ± 0,53 còn 3,3 ± 1,15. Sự khác biệt giữa trước điều trị và sau điều trị của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt giữa hai nhóm về độ dịch chuyển mức độ chức năng vận động thô trung bình sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.6. Sự thay đổi điểm GMFCS
Bảng 3.6. Sự thay đổi điểm GMFCS giữa hai nhóm
Trước điều trị |
Tiến triển điểm GMFCS sau điều trị (T2) |
||||||
|
Mức độ |
n (%) |
Độ V |
Độ IV |
Độ III |
Độ II |
Độ I |
|
(Điểm GMFCS) |
(5) |
(4) |
(3) |
(2) |
(1) |
|
Nhóm nghiên cứu |
Độ I (1) |
0 (0,0) |
|
|
|
|
2 (6,7) |
Độ II (2) |
0 (0,0) |
|
|
|
12 (40,0) |
|
|
Độ III (3) |
2 (6,7) |
|
|
2 (6,7) |
|
|
|
Độ IV (4) |
20 (66,7) |
5 (16,7) |
6 (20,0) |
|
|
|
|
Độ V (5) |
8 (26,6) |
3 (10,0) |
|
|
|
|
|
Nhóm đối chứng |
Độ I (1) |
0 (0,0) |
|
|
|
|
1 (3,3) |
Độ II (2) |
0 (0,0) |
|
|
|
8 (26,7) |
|
|
Độ III (3) |
2 (6,7) |
|
|
4 (13,3) |
|
|
|
Độ IV (4) |
21 (70,0) |
2 (6,7) |
10 (33,3) |
|
|
|
|
Độ V (5) |
7 (23,3) |
5 (16,7) |
|
|
|
|
|
P |
< 0,05 |
Bảng 3.7. Đánh giá mức độ tiến bộ chức năng vận động thô GMFCS
giữa hai nhóm sau điều trị
Mức độ tiến bộ GMFCS |
Nhóm nghiên cứu |
Nhóm đối chứng |
||
Số BN |
Tỷ lệ (%) |
Số BN |
Tỷ lệ (%) |
|
Tiến bộ rất tốt (giảm 2 điểm) |
14 |
46,7 |
8 |
26,7 |
Tiến bộ tốt (giảm 1 điểm) |
7 |
23,3 |
5 |
16,7 |
Không tiến bộ (không thay đổi điểm) |
9 |
30,0 |
17 |
56,6 |
Xấu đi |
0 |
0,0 |
0 |
0,0 |
P |
< 0,05 |
Nhận xét: Sau điều trị, nhóm nghiên cứu có tiến triển rất tốt, có 46,7% bệnh nhi tiến bộ rất tốt; 23,3% bệnh nhi tiến bộ tốt; 30,0% bệnh nhi không tiến bộ; không có bệnh nhi nào có thay đổi xấu đi. Nhóm đối chứng có 26,7% bệnh nhi tiến bộ rất tốt; 16,7% bệnh nhi tiến bộ tốt; 56,6% bệnh nhi không tiến bộ; không có bệnh nhi nào có thay đổi xấu đi. Mức độ tiến bộ chức năng vận động thô của nhóm nghiên cứu nhiều hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Sự phân bố bệnh nhi theo giới và tuổi
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 60 bệnh nhi được chẩn đoán xác định là viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp từ 01 tuổi đến dưới 16 tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Số bệnh nhi được chia ra hai nhóm: Nhóm nghiên cứu có 30 bệnh nhi, nhóm đối chứng có 30 bệnh nhi. Ở cả hai nhóm nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ có xu hướng cao hơn nam, tuy nhiên sự khác biệt về giới giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 5,4 ± 3,63 tuổi, nhóm chứng là 5,2 ± 3,61 tuổi. Bệnh nhi có tuổi dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất: Nhóm nghiên cứu 70,0%, nhóm đối chứng 63,3%. Sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (bảng 3.1).
4.2. Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng theo y học hiện đại
Sau viêm não cấp các bệnh nhi viêm não do vi rút để lại rất nhiều rối loạn trên lâm sàng.
Rối loạn ý thức: Tất cả các bệnh nhi nghiên cứu đều có rối loạn ý thức mức độ vừa và nặng, không có bệnh nhi nào ý thức bình thường. Tỷ lệ bệnh nhi rối loạn ý thức mức độ nặng “thức, chưa nhận biết được”. Nhóm nghiên cứu 73,3%, nhóm chứng 76,7% (bảng 3.2). So với các nghiên cứu về viêm não Nhật Bản trước đây, kết quả này thấp hơn. Trong nghiên cứu của Đặng Minh Hằng (2003), phối hợp hào châm và xoa bóp bấm huyệt cổ truyền phục hồi chức năng vận động cho 60 bệnh nhi di chứng viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp, tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng có tỷ lệ rối loạn ý thức cao là 98,4% [7]. Với một số công trình nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Tú Anh (2001), nghiên cứu tại Bệnh viện châm cứu Trung ương, sử dụng điện châm phục hồi vận động cho 116 trẻ viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp (chỉ có 61,2% mắc bệnh dưới 30 ngày) tỷ lệ này là 68,1% [8]. Theo Nguyễn Thị Thanh Vân (2001) khảo sát trên 75 bệnh nhi viêm não Nhật Bản giai đoạn di chứng là 60,8%.
Các bệnh nhi lúc bắt đầu điều trị đều có rối loạn ý thức, trong đó mức có rối loạn ý thức nặng chiếm đa số. Sau điều trị, nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng, cụ thể là các bệnh nhi rối loạn ý thức nặng ở nhóm nghiên cứu còn 26,7%, nhóm đối chứng 33,3%. Các bệnh nhi tỉnh, biết lạ quen ở nhóm nghiên cứu chiếm 46,7%, nhóm đối chứng 43,4%.
Rối loạn ngôn ngữ: Tất cả các bệnh nhi nghiên cứu đều có rối loạn ngôn ngữ ở các mức độ, đa số là thất vận ngôn và ú ớ có âm chưa có tiếng, tỷ lệ này nhóm nghiên cứu 73,3%, nhóm đối chứng 76,7%. Đặc điểm rối loạn ngôn ngữ này gặp ở hầu hết bệnh nhi và xuất hiện sớm từ giai đoạn khởi phát. Bệnh nhi thường có biểu hiện nói khó hoặc không nói được. Đây là các dấu hiệu gợi ý có thể bệnh nhi bị tổn thương vùng ngôn ngữ gây ra biểu hiện nói không trôi chảy, rối loạn dùng âm của từ ngữ, lặp lại kém và sự hiểu lời bị suy giảm, không nói được, cho dù trước mắc bệnh trẻ tự sinh hoạt và đã nói tốt. Sau điều trị tỷ lệ bệnh nhi đã nói được từ đơn ở nhóm nghiên cứu 63,3%, nhóm đối chứng 53,3%. Các rối loạn khác như rối loạn nuốt, rối loạn cơ tròn, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn trương lực cơ, rối loạn ngoại tháp sau điều trị đều đạt được các kết quả khả quan. Sau điều trị, rối loạn trương lực cơ nhẹ ở nhóm nghiên cứu 53,3%, nhóm đối chứng 43,4%. Rối loạn ngoại tháp ở mức độ nhẹ, nhóm nghiên cứu 46,6%, nhóm đối chứng 40,0% (bảng 3.2). Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng ở mỗi nhóm, trước và sau điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Trong đó, rối loạn trương lực cơ và rối loạn ngoại tháp có sự khác nhau đáng kể sau điều trị giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.
4.3. Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền
Châm cứu theo y học hiện đại tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng tại chỗ cho vùng cơ liệt. Nâng cao khả năng tự hồi phục chức năng của cơ thể với các vùng tổn thương. Theo y học cổ truyền với các huyệt tại chỗ, châm cứu có tác dụng thông kinh lạc, giúp khí huyết cơ thể tuần hoàn theo kinh lạc đi nuôi vùng tổn thương và cơ thể. Với các huyệt toàn thân, châm cứu giúp điều hoà âm dương, hỗ trợ khả năng phục hồi chính khí bị thương tổn. Sau điều trị các triệu chứng lâm sàng đều được cải thiện so với trước điều trị.
Trước điều trị, tất cả các bệnh nhi đều rối loạn ý thức ở mức độ vừa và nặng, chủ yếu rối loạn ở mức độ nặng, không có bệnh nhi nào rối loạn ý thức nhẹ hoặc không rối loạn ý thức. Sau điều trị đã có sự dịch chuyển số bệnh nhi rối loạn ý thức ở mức này giảm. Theo y học cổ truyền, bệnh viêm não do nhiệt tà xâm nhập vào cơ thể, trải qua các giai đoạn vệ, khí, dinh, huyết, làm tổn thương âm huyết rất nặng. Nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn cô lại sinh đàm, đàm mê tâm khiếu dẫn đến hôn mê, á khẩu. Nhiệt có thể nhập tâm bào, bế tâm khiếu sinh hôn mê, rối loạn ý thức.
Các bệnh nhi trong nghiên cứu đều bị rối loạn thân nhiệt, sau điều trị chỉ còn 13,3% số bệnh nhi bị rối loạn thân nhiệt. Lý luận y học cổ truyền quan niệm thể chất trẻ em là “thuần dương vô âm”. Theo y học hiện đại, ở trẻ em quá trình chuyển hóa năng lượng để sinh trưởng, phát triển luôn diễn ra mạnh mẽ, giải phóng ra nhiệt lượng nhiều. Do vậy, vốn dĩ trẻ đã nóng hơn những đối tượng khác. Thêm vào đó, sau giai đoạn cấp của viêm não, bệnh nhi dù không còn sốt cao nhưng vẫn trong tình trạng sốt hâm hấp, thân nhiệt thường dưới 38,50C. Khi cơ thể bị nóng thì phản ứng sinh lý là bài tiết mồ hôi. Nhưng ở trẻ di chứng viêm não sự bài tiết này thường bị rối loạn theo chiều hướng tăng thêm. Chính bởi những thay đổi của hệ thần kinh thực vật khiến triệu chứng tăng tiết mồ hôi của bệnh nhi càng rầm rộ hơn.
Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền ở nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng, trước và sau điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05 (bảng 3.3). Trong đó, nhiều triệu chứng được cải thiện theo xu hướng tốt hơn.
4.4. Sự thay đổi mức độ liệt vận động
Trước điều trị, tất cả các bệnh nhi đều bị liệt vận động ở các mức độ khác nhau. Nhóm nghiên cứu tỷ lệ liệt vận động độ IV và độ V cao nhất là 86,7%, nhóm đối chứng 80,0%. Sau điều trị còn 2 bệnh nhi liệt vận động độ V (tỷ lệ 3,3%) ở nhóm nghiên cứu (bảng 3.4). Sau điều trị sự khác biệt về độ liệt so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm nghiên cứu có 16,7% bệnh nhi khỏi liệt, nhóm đối chứng có 3,3% bệnh nhi khỏi liệt. Độ dịch chuyển độ liệt vận động trung bình của nhóm nghiên cứu từ 4,1 ± 0,62 còn 2,3 ± 1,49, nhóm đối chứng từ 4,5 ± 0,63 còn 2,9 ± 1,57. Sự khác biệt giữa trước điều trị và sau điều trị của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt giữa hai nhóm về độ dịch chuyển độ liệt trung bình sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Như đã trình bày ở trên, viêm não do ôn nhiệt xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương tân dịch, rối loạn tuần hành khí huyết, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cân cơ gây nên các di chứng liệt vận động. Khi điều trị phải hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc. Để thông kinh hoạt lạc, điều trị các rối loạn vận động chúng tôi sử dụng một số huyệt trên kinh Dương minh. Theo lý luận của y học cổ truyền, Dương minh là kinh đa khí đa huyết, khi châm vào đó khí huyết vận hành tốt sẽ lưu thông, giúp điều trị các chứng liệt. Ngoài ra, chúng tôi châm thêm các huyệt Giáp tích vùng cổ và thắt lưng. Đây là nơi thoát ra của các rễ đám rối thần kinh cánh tay và đám rối thắt lƣng cùng. Châm vào đó sẽ kích thích khả năng vận động của các chi.
4.5. Sự thay đổi mức độ chức năng vận động thô giữa hai nhóm
Thang điểm GMFCS được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các nước từ năm 2006 như một công cụ đặc hiệu trong đánh giá mức độ phát triển vận động thô của trẻ theo lứa tuổi và kết quả can thiệp phục hồi chức năng theo từng giai đoạn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang điểm GMFCS để đánh giá mức độ chức năng vận động thô của các bệnh nhi. Sau điều trị sự khác biệt về mức độ chức năng vận động thô so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm nghiên cứu có 6,7% bệnh nhi ở mức độ I, nhóm đối chứng có 3,3% bệnh nhi ở mức độ I. Độ dịch chuyển mức độ chức năng vận động thô trung bình của nhóm nghiên cứu từ 4,2 ± 0,55 còn 2,9 ± 1,14, nhóm đối chứng từ 4,1 ± 0,53 còn 3,3 ± 1,15. Sự khác biệt giữa trước điều trị và sau điều trị của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt giữa hai nhóm về độ dịch chuyển mức độ chức năng vận động thô trung bình sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.5).
4.6. Sự thay đổi điểm GMFCS và đánh giá kết quả điều trị
Sau điều trị, nhóm nghiên cứu có tiến triển rất tốt, có 46,7% bệnh nhi tiến bộ rất tốt (mức độ GMFCS giảm đi 2 điểm); 23,3% bệnh nhi tiến bộ tốt (mức độ GMFCS giảm đi 1 điểm); 30,0% bệnh nhi không tiến bộ (mức độ GMFCS giữ nguyên); không có bệnh nhi nào có thay đổi xấu đi. Nhóm đối chứng có 26,7% bệnh nhi tiến bộ rất tốt (mức độ GMFCS giảm đi 2 điểm); 16,7% bệnh nhi tiến bộ tốt (mức độ GMFCS giảm đi 1 điểm); 56,6% bệnh nhi không tiến bộ (mức độ GMFCS giữ nguyên); không có bệnh nhi nào có thay đổi xấu đi. Mức độ tiến bộ chức năng vận động thô của nhóm nghiên cứu nhiều hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (bảng 3.7).
Theo Nguyễn Thị Tú Anh năm 2001, nghiên cứu điều trị trên 116 trẻ viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp bằng điện châm phục hồi chức năng vận động đã cho kết quả tỷ lệ khỏi bệnh 39%, trẻ còn di chứng nhẹ là 45%, di chứng vừa 14% và không còn trẻ nào di chứng nặng. Tác giả đã đưa ra khuyến cáo bệnh nhi được điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi chức năng vận động càng nhanh và bệnh nhi ở nhóm tuổi nhỏ phục hồi tốt hơn ở nhóm tuổi lớn [8]. Năm 2003, Đặng Minh Hằng, Trường Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu phối hợp hào châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động cho 60 bệnh nhi di chứng viêm não Nhật Bản cho kết quả 12,5% khỏi liệt hoàn toàn; chỉ còn 21,8% trẻ liệt độ III - V [7]. So sánh với các nghiên cứu đã nêu cho thấy các kết quả của đề tài đạt được rất khả quan, có hiệu quả phục hồi chức năng vận động thô là rất tốt.
4.7. Các tác dụng không mong muốn và tác dụng cơ học trong điều trị
Thủy châm là một phương pháp điều trị của y học cổ truyền, người thầy thuốc trực tiếp đưa thuốc vào huyệt. Trong Y học cổ truyền, thủy châm được đánh giá cao vì hiệu quả mang lại trong việc điều trị nhiều bệnh lý. Phương pháp này không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh mà còn nhanh chóng khắc phục được căn nguyên gây bệnh nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đông y và Tây y, tác động vào đúng huyệt vị để điều trị nên hiệu quả nhanh và tăng hơn.
Trong phạm vi nghiên cứu này, với đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhi có độ tuổi từ 1 đến dưới 16 tuổi, chúng tôi quan tâm tới các tác dụng không mong muốn có thể gặp trên lâm sàng như sốc phản vệ, chảy máu tại vị trí thủy châm, sưng, đau, nhiễm khuẩn và gãy kim khi thủy châm. Ngoài ra, các tác dụng cơ học không mong muốn khác vẫn được theo dõi. Chảy máu xảy ra thường do bệnh nhi sợ hãi giãy giụa khi thủy châm. Để hạn chế và dự phòng tác dụng này, người thầy thuốc phải có sự giải thích rõ ràng đối với bệnh nhi và động viên bệnh nhi trước khi tiến hành thủ thuật. Các bệnh nhi trong nghiên cứu phần lớn có rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau nên việc giải thích động viên này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủy châm theo quy trình nghiên cứu, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào sốc phản vệ, nhiễm trùng, gãy kim khi thủy châm.
Nguyên nhân gây chảy máu thường do trẻ không hợp tác làm tổn thương các mạch máu dưới da vùng huyệt. Để phòng tránh tác dụng này đòi hỏi người thầy thuốc khi tiến hành thủ thuật phải thật sự cẩn thận, thực hiện đầy đủ quy trình châm và có kiến thức giải phẫu của huyệt tốt. Trong quá trình thực hiện đề tài chỉ xảy ra một trường hợp chảy máu khi thủy châm chiếm tỉ lệ 3,3%. Nhưng sau khi xử trí cầm máu bằng bông vô khuẩn khô thành công và không có gì nguy hiểm cho bệnh nhi.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 60 bệnh nhi viêm não do vi rút sau giai đoạn cấp được điều trị bằng điện châm kết hợp với thủy châm, xoa bóp bấm huyệt từ tháng 04 đến tháng 12 năm 2023, chúng tôi đưa ra kết luận sau:
Sau điều trị nhóm nghiên cứu: sự cải thiện chức năng vận động có tiến triển rất tốt chiếm tỉ lệ 46,7% bệnh nhi tiến bộ rất tốt (mức độ GMFCS giảm đi 2 điểm); bệnh nhi tiến bộ tốt chiếm tỉ lệ 23,3% (mức độ GMFCS giảm đi 1 điểm); bệnh nhi không tiến bộ chiếm tỉ lệ 30,0% (mức độ GMFCS giữ nguyên); không có bệnh nhi nào có thay đổi xấu đi, có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Đánh giá chung khi bệnh nhi ra viện: Nhóm nghiên cứu có kết quả tốt hơn so với nhóm đối chứng.
Từ khóa
Thủy châm,Viêm não
Tài liệu tham khảo
- Tunkel AR, Glaser CA, Bloch KC, et al (2008). The management of encephalitis: clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am; 47(3):303-327.
- Venkatesan A, Tunkel AR, Bloch KC, et al (2013). Case definitions, diagnostic algorithms, and priorities in encephalitis: consensus statement of the international encephalitis consortium. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am; 57(8):1114-1128.
- Bộ Y tế (2017). Niêm giám thống kê bệnh truyền nhiễm 1999 - 2016, Bệnh viêm não Vi rút. Published online 2017: 949.
- Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Tập 1, Nhà xuất bản Y học.
- Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não. Quyết định số 5331/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020.
- Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế), tr.259-265.
- Đặng Minh Hằng (2003). Nghiên cứu phối hợp hào châm và xoa bóp Y học cổ truyền phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi di chứng viêm não Nhật Bản, Luận văn Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.1-5-7-20-24-39-42.
- Nguyễn Thị Tú Anh (2001). Nghiên cứu tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.