Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng kết hợp bài thuốc COPD – HV với luyện thở dưỡng sinh điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị chứng, có nhóm chứng trên 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định là COPD giai đoạn ổn định theo các tiêu chuẩn của Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT) tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam từ tháng 2/2020 đến hết tháng 10/2020. Các bệnh nhân được chia là nhóm nghiên cứu (NNC) và nhóm đối chứng (NĐC) với 2 phương pháp điều trị khác nhau. Nhóm nghiên cứu được uống bài thuốc “COPD - HV” dạng cao lỏng ngày 200ml chia 2 lần, mỗi lần 100ml sau ăn 30 phút kết hợp bài tập thở 4 thì và phác đồ nền (thuốc giãn phế quản SABA hoặc LAMA). Nhóm đối chứng tập bài thở 4 thì kết hợp sử dụng phác đồ điều trị nền (thuốc giãn phế quản SABA hoặc LAMA). Kết quả nghiên cứu được đánh giá tại 2 thời điểm là trước điều trị (D0) và sau điều trị (D30) dựa trên sự thay đổi chức năng thông khí, sự thay đổi mức độ khó thở theo thang điểm mMRC, mức độ ảnh hưởng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với cuộc sống của bệnh nhân, phân loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2018 theo ABCD, sự thay đổi chất lượng cuộc sống SF-36. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, có tới 90% bệnh nhân có chất lượng cuộc sống ở mức tốt và chỉ 10% bệnh nhân có chất lượng cuộc sống ở mức khá.100% bệnh nhân không còn khó thở; 33,3% còn ho; 3,3% còn khạc đờm; khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p < 0,05). 80% bệnh nhân chỉ còn chịu ảnh hưởng mức độ trung bình của COPD. Các chỉ số chức năng thông khí cũng được cải thiện đáng kể: FVC tăng từ 60,09±11,67 lên 79,05±5,66 (%), FEV1 tăng từ 50,89±12,11 lên 76,78± 12,09 (%), VC tăng từ 60,00±11,21 lên 80,92±7,89 (%). Không ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Kết luận: Bài thuốc COPD-HV kết hợp với luyện thở dưỡng sinh là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ [1]. Tại Mỹ, báo cáo của CDC (Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ) năm 2014 cho thấy, tỷ lệ mắc COPD dao động từ 4 đến 12,3% tùy từng tiểu bang và các bang khác nhau, cao nhất ở khu vực dọc theo sông Ohio và Mississippi. Tại Việt Nam, một khảo sát năm 2010 của Đinh Ngọc Sỹ báo cáo tỷ lệ này là 2,2% dân số cả nước [2]. Tuy nhiên, con số này trong thống kê năm 2015 của Nguyễn Việt Nhung đã tăng lên thành 6,9%. Hiện nay, nước ta đã có phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm: liệu pháp oxy, thông khí nhân tạo, giãn phế quản, glucocorticoids, kháng sinh nếu có bội nhiễm do Bộ Y tế Việt Nam cập nhật. Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều phương pháp và dược liệu để điều trị các bệnh lý hô hấp mạn tính. COPD – HV là bài thuốc Bổ trung ích khí gia thêm các vị thuốc bổ thận ích tinh, có tác dụng tốt trong điều trị COPD giai đoạn ổn định. Luyện thở dưỡng sinh là phương pháp luyện tập có tác dụng nâng cao trong điều hòa khí huyết, nâng cao sức khỏe, cải thiện triệu chứng của các bệnh mạn tính. Việc kết hợp bài thuốc trên và luyện thở dưỡng sinh là phương pháp mới nhằm mục đích mang lại hiệu quả về việc “điều khí toàn thân”, đem lại tác dụng tối ưu nhất cho các bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào minh chứng tác dụng của phương pháp, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng kết hợp bài thuốc COPD - HV với luyện thở dưỡng sinh điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định” với mục tiêu: Đánh giá tác dụng kết hợp bài thuốc COPD – HV với luyện thở dưỡng sinh điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị chứng, có nhóm chứng trên 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định là COPD giai đoạn ổn định với tiêu chuẩn lựa chọn là: trên 30 tuổi, không phân biệt giới và nghề nghiệp, tự nguyện tham gia nghiên cứu và tuân theo quy trình điều trị, được chẩn đoán theo:
+ Y học hiện đại (YHHĐ): có tiền sử mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc được chẩn đoán mới tại thời điểm thăm khám (đã qua giai đoạn cấp), mức độ I theo GOLD 2018 bao gồm: giai đoạn 1 (Gaensler (FEV1/FVC) < 70%; FEV1 ≥ 80%; có hoặc không có triệu chứng ho, bài tiết đờm mạn tính), giai đoạn 2 (FEV1/FVC < 70%; 50% < FEV1 < 80%; có các triệu chứng ho, bài tiết đờm, khó thở mạn tính).
+ Y học cổ truyền (YHCT) bệnh nhân mắc chứng phế trướng thuộc thể phế tỳ khí hư: ho hoặc thở gấp, hụt hơi, vận động thì triệu chứng tăng nặng; tinh thần mệt mỏi, người không có sức hoặc tự ra mồ hôi, vận động thì triệu chứng tăng nặng; sợ gió, dễ bị cảm; chán ăn hoặc ăn kém; vùng dạ dày thượng vị đầy tức, hoặc bụng trướng, hoặc đại tiện phân lỏng nát; lưỡi to bệu, hoặc có vết hằn răng, hoặc rêu trắng mỏng, hoặc trắng nhờn, hoặc mạch trầm tế, hoặc trầm hoãn, hoặc trầm nhược.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân được chẩn đoán xác định hen phế quản, lao phổi (đang điều trị hoặc đã ổn định), giãn phế quản, u phổi, tiền sử phẫu thuật ở phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi; bệnh nhân không hợp tác đo chức năng thông khí phổi; phụ nữ có thai và cho con bú.
Quy trình nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán COPD giai đoạn ổn định đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tự nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ quy trình điều trị. Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng và đo chức năng thông khí trước điều trị. Tiến hành điều trị khác nhau giữa 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (BN uống bài thuốc “COPD – HV” dạng cao lỏng ngày 200ml chia làm 2 lần, mỗi lần 100ml sau ăn 30 phút kết hợp bài tập thở 4 thì và uống thuốc điều trị nền (thuốc giãn phế quản SABA hoặc LAMA); nhóm đối chứng (tập bài thập thở 4 thì kết uống thuốc điều trị nền (thuốc giãn phế quản SABA hoặc LAMA). Thời gian nghiên cứu: từ 2/2020 đến hết tháng 10/2020 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Các triệu chứng lâm sàng (cơ năng, thực thể) sẽ được đánh giá tại 2 thời điểm: trước điều trị (D0) và sau điều trị (D30).
+ Phương pháp đánh giá kết quả:
- Sự thay đổi chức năng thông khí bằng các chỉ số FEV1; FVC; VC; Gaensler (FEV1/FVC); Tiffeneau (FEV1/VC).
- Đánh giá mức độ khó thở theo thang điểm mMRC với 5 mức độ từ 0 đến 4.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với cuộc sống (thang điểm CAT) gồm ảnh hưởng nặng (40-31 điểm), ảnh hưởng hơi nặng (30-21 điểm), ảnh hưởng trung bình (20-11 điểm), ít ảnh hưởng (≤ 10 điểm).
- Sự thay đổi chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36: Kém (0 – 25 điểm); Trung bình (26 – 75 điểm); Tốt (76 – 100 điểm).
Số liệu sau thu thập được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sau khi thu thập số liệu trên 60 bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân có yếu tố môi trường làm việc nhiều khói bụi, hóa chất và những yếu tố ngoại lai khác (bệnh lý, môi trường sinh hoạt) hay tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, hóa chất có tỷ lệ bệnh nhân đồng đều. Thời gian mắc bệnh từ 1 – 5 năm là phân bố chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu (80% bệnh nhân). Tỷ lệ bệnh nhân có số lần tái phát 3 lần/năm chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng đến cuộc sống chiếm 63,3% ở NNC và 66,7% ở NĐC. Trong các triệu chứng của bệnh thì triệu chứng ho là triệu chứng phổ biến nhất biến bệnh nhân vào viện.
Triệu chứng thực thể là nguyên nhân của bệnh nhân đến khám, là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hồi phục của bệnh, với bệnh tắc nghẽn mạn tính với các triệu chứng thực thể (ho, khạc đờm, khó thở) được đánh giá trước và sau điều trị.


Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy 100% bệnh nhân không còn khó thở tại thời điểm sau 30 ngày điều trị, triệu chứng ho khạc đờm cũng có sự cải thiện đáng kể. Kết quả sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm nghiên cứu (NNC) và nhóm đối chứng (NĐC), trong đó NNC tốt hơn NĐC (p<0,05).
Chúng tôi sử dụng thang điểm mMRC và bộ câu hỏi CAT để phân loại mức độ của bệnh, và thang điểm SF-36 để đánh giá thay đổi chất cuộc sống của bệnh nhân trước và sau điều trị.
Bảng 1. Sự thay đổi một số thang điểm đánh giá
Thang điểm |
D0 (X−± SD) |
D30 (X−± SD) |
||
NNC (n=30) |
NĐC (n=30) |
NNC (n=30) |
NĐC (n=30) |
|
mMRC |
1,89±1,00 |
1,56±0,78 |
0,45±0,89 |
1,00±0,32 |
p |
> 0,05 |
< 0,05 |
||
CAT |
34,55±6,79 |
33,77±8,01 |
15,06±2,45 |
20,04±11,12 |
p |
> 0,05 |
< 0,05 |
||
SF-36 |
20,00±2,98 |
21,76±5,49 |
80,01±4,56 |
50,90±3,33 |
p |
> 0,05 |
< 0,05 |
Chúng tôi tiến hành đánh giá phân loại điểm CAT và điểm SF - 36, kết quả thu được như sau: Sau 30 ngày điều trị, COPD chỉ còn ảnh hưởng mức độ TB đến NNC với tỷ lệ 80%; tuy nhiên, ở NĐC tỷ lệ này lại có sự phân bố rải rác ở các nhóm ảnh hưởng từ rất nặng đến TB, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (thang điểm CAT), và tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt ở NNC đạt 90% sau 30 ngày điều trị, cao hơn NĐC (đạt 60%) (p < 0,05) (thang điểm SF-36).


Sơ đồ 2. Sự thay đổi phân loại thang điểm CAT
Sau 30 ngày điều trị, COPD chỉ còn ảnh hưởng mức độ TB đến nhóm nghiên cứu (NNC) với tỷ lệ 80%; tuy nhiên, ở nhóm đối chứng (NĐC), tỷ lệ này lại có sự phân bố rải rác ở các nhóm ảnh hưởng từ rất nặng đến TB, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).


Bảng 2. Sự thay đổi phân loại điểm SF-36
Về sự thay đổi một số thang điểm đánh giá: Sau 30 ngày điều trị, điểm số mMRC, CAT và SF-36 đều cải thiện có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước điều trị (T-Test trước-sau), trong đó NNC tốt hơn NĐC (p < 0,05-T-Test độc lập).
Sự thay đổi chức năng thông khí phổi chúng tôi sử dụng phế dung kế để đo các chỉ số EFV1, FVC, VC, FEV1/FVC, FEV1//VC.
Bảng 3: Sự thay đổi chức năng thông khí
Chỉ số |
NNC (n=30) |
NĐC (n=30) |
||
D0(X−± SD) |
D30[Phương trình]± SD) |
D0[Phương trình]± SD) |
D30[Phương trình]± SD) |
|
FEV1 (%) |
50,89 ± 12,11 |
76,78±12,09 |
51,24±10,45 |
60,00±11,89 |
Hiệu số (%) |
21,11% |
11,09% |
||
p |
pNNC<0,01; pNĐC<0,05; pNNC-NĐC<0,01 |
|||
FVC (%) |
60,09±11,67 |
79,05±5,66 |
59,73±10,00 |
73,11±6,77 |
Hiệu số (%) |
20,00% |
15,67% |
||
p |
pNNC<0,01; pNĐC<0,05; pNNC-NĐC<0,01 |
|||
VC (%) |
60,00±11,21 |
80,92±7,89 |
61,29±6,89 |
70,11±13,36 |
Hiệu số (%) |
24,06% |
11,00% |
||
p |
pNNC<0,01; pNĐC<0,05; pNNC-NĐC<0,01 |
|||
FEV1/FVC (%) |
55,5 ± 10,90 |
78,56±6,78 |
62,77 ± 15,68 |
70,11±4,66 |
Hiệu số (%) |
24,56% |
9,01% |
||
p |
pNNC<0,01; pNĐC<0,05; pNNC-NĐC<0,01 |
|||
FEV1//VC (%) |
54,7 ± 12,19 |
80,01±3,45 |
68,1 ± 13,67 |
72,90±3,90 |
Hiệu số (%) |
26,78% |
Từ khóa
Bài thuốc COPD-HV,bài tập luyện thở dưỡng sinh
Tài liệu tham khảo
- Lopez A.D., Shibuya K., Rao C., et al (2006). Chronic obstructive pulmonary disease: current burden and future projections, Eur. Respir. Journal, 27, pg 397- 412.
- Đinh Ngọc Sỹ (2010). Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam các biện pháp phòng, điều trị, Báo cáo Hội nghị Hô hấp toàn quốc.
- Đậu Xuân Cảnh (2018). Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Lê Hữu Trác (2012). Hải thượng lãn ông Y tông tâm lĩnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
- Bộ Y tế (2013), Nguyễn Nhược Kim chủ biên. Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Sách đào tạo Bác sỹ chuyên khoa YHCT, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 292 – 296.
- Bộ Y tế (2013), Nguyễn Nhược Kim chủ biên. Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Sách đào tạo Bác sỹ chuyên khoa YHCT, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 292 – 296.