Tóm tắt
Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng do THCS thể hàn thấp, tuổi từ 30-60 với phác đồ điều trị bằng điện châm trong thời gian 7 ngày liền tục, gồm: (1) Nhóm NC: Châm các huyệt Giáp tích L5, Yêu dương quan, Thận du, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Côn lôn (Châm huyệt bên phải và bên trái); (2) Nhóm chứng: Châm như trên nhưng không châm huyệt Giáp tích L5. Kết quả cho thấy, nhóm NC hiệu quả điều trị đau thắt lưng do THCS bằng điện châm có châm huyệt Giáp tích L5 tốt hơn khi điện châm các huyệt không châm huyệt Giáp tích L5, cụ thể: - Chỉ số VAS: Nhóm NC điểm VAS trung bình sau 7 ngày sau điều trị điểm đau giảm so với trước ngày điều trị và so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (1,32±0,96 so với 7,55±0,91 và so với 1,98). - Ngưỡng đau: Nhóm NC ngưỡng đau sau điều trị tăng rõ rệt so với trước điều trị và so nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (470,35 g/s so với 334,25 g/s và 398,28 g/s . - Cải thiện chỉ số độ giãn thắt lưng: Nhóm NC độ giãn thắt lưng đạt mức độ tốt sau điều trị tăng rõ rệt so với trước điều trị và so nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (83,33% so với 0% và 53,33%).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đau thắt lưng (ĐTL) là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đếnS1(bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh) do nhiều nguyên nhân (bệnh lí đĩa đệm, cột sống, thần kinh, nội tạng...) [1]
Năm 2008, Thomas - Lowe cho thấy thoái hóa cột sống là nguyên nhân thường gặp gây ĐTL, điều đáng chú ý rằng mặc dù có 80% người lớn tuổi đau lưng thì chỉ có 1-2% cần đến phương pháp phẫu thuật, châm cứu lại là một phương pháp chủ yếu được lựa chọn vì nó kiểm soát được triệu chứng đau, kích thích sản xuất ra Endorphin, Acetylcholine và Serotonin mà rất an toàn [2].
Huyệt Giáp tích L5 là huyệt ngoài đường kinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng khi châm phối hợp với các huyệt khác để điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thì điều trị mới hiệu quả. Ngoài ra, theo tài liệu cổ người xưa nói câu “Giáp tích nhất thông bách bệnh bất sinh”.
Để khẳng định hiệu quả của điện châm các huyệt giáp tích vùng thắt lưng trong điều trị đau lưng ở người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trịđau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện châm huyệt Giáp tích L5”.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm đau trên lâm sàng trước và sau điện châm huyệt Giáp tích L5 kết hợp phác đồ Bộ Y tế (Quy trình số 24) trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp lứa tuổi từ 30-60.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 120 bệnh nhân tuổi từ 30 - 60, có triệu chứng đau thắt lưng do THCS thể hàn thấp, đến điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từtháng 5 đến tháng 7 năm 2017, cụ thể một số tiêu chí như sau:
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
Các bệnh nhân chẩn đoán đau lưng do THCSTL với biểu hiện lâm sàng sau:
- Đau vùng thắt lưng ≤ 6 ngày, không lan xuống đùi, chân
- Điểm VAS ≥5;
- Dấu hiệu Schober tư thế đứng ≤ 13/10cm.
- Phim chụp X quang thường quy tư thế thẳng, nghiêng có hình ảnh thoái hóa đốt sống thắt lưng L5 (gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, ...)
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền
Bệnh nhân đau thắt lưng được lựa chọn theo tiêu chuẩn Y học hiện đại, đồng thời có các chứng yêu thống thể hàn thấp theo Y học cổ truyền như sau:
Đau lạnh vùng lưng khi gặp thời tiết thay đổi, trời mưa lạnh hoặc sau khi cảm phải lạnh thì bệnh tăng lên, khi chườm ấm vùng đau thì dễ chịu. Kèm theo: Thay đổi tư thế khó khăn, nằm nghỉ đau cũng không giảm, mệt mỏi, ngọn chi không ấm, ăn kém bụng đầy, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm khẩn hoặc trầm trì.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị và so sánh với nhóm chứng.
- Chọn mẫu: Chọn mẫu chủ động theo mẫu tích lũy, tiến cứu theo các tiêu chí chọn đối tượng nghiên cứu, sau đó chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên:
+ Nhóm nghiên cứu: 60 bệnh nhân được châm Châm các huyệt Giáp tích L5 + châm (công thức huyệt dựa theo Quyết định số: 26/2008/QĐ-BYT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Quy trình kỹ thuật YHCT- Quy trình số 24) (Châm huyệt bên phải và bên trái)
+Nhóm chứng: 60 bệnh nhân được Điện châm như trên nhưng không châm huyệt Giáp tích L5
Tất cả 120 bệnh nhân được Châm ngày 01 lần, điều trị liên tục trong vòng 07 ngày.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu: Mức độ đau đánh giá theo:
+ Thang điểm VAS (Visual Analog Scale). Trước khi đánh giá, bệnh nhân được nghỉ, không bị các kích thích khác từ bên ngoài và được giải thích phương pháp đánh giá cảm giác đau qua 5 hình tượng biểu thị các mức độ đau, từ đó tự chỉ ra mức độ đau của mình. Cách tính điểm và phân loại mức độ đau:
Kết quả thang đau | Đánh giá mức độ đau | Cho điểm | Đánh giá kết quả điều trị |
Từ 0-2 điểm | Không đau | 4 | Tốt |
Từ 3-4 điểm | Đau ít | 3 | Khá |
Từ 5-6 điểm | Đau trung bình | 2 | Trung bình |
Từ 7-8 điểm | Đau nhiều | 1 | Kém |
Từ 9-10 điểm | Đau không chịu nổi | 0 |
+ Sự thay đổi ngưỡng đau: Ngưỡng cảm giác đau được xác định bằng máy đo cảm giác đau Analgesy-Metterdo hãng Ugor- Basile (Italia) sản xuất.
Tiến hành: Để gốc móng ngón tay út của đối tượng cần đo vào vị trí phía dưới trục ấn hình nón của máy. Người nghiên cứu ấn bàn đạp “đóng- mở” cho lực của trục ấn hình nón tác động lên gốc của móng ngón tay út của đối tượng. Khi “con chạy” chuyển động và đầu nhọn gây đau thì đối tượng tự rút tay ra, khi đó người nghiên cứu nhả bàn đạp, “con chạy” dừng lại và ghi chỉ số trên thước đo.
Ngưỡng cảm giác đau được xác định bằng chỉ số trên thước đo và tính bằng gam trên giây (g/s). Hệ số giảm đau (K) được tính bằng tỷ số của mức cảm giác đau sau và mức cảm giác đau trước (K= Đs/Đt).
+ Độ giãn cột sống: Cách tính điểm và phân loại mức độ giãn cột sống thắt lưng:
Độ giãn CSTL (cm) | Mức độ giãn | Thang điểm |
≥ 14/10 | Tốt | 4 |
≥ 13,5/10 | Khá | 3 |
≥ 13 | Trung bình | 2 |
< 13 | Kém | 1 |
-> Các chỉ tiêu lâm sàng trên được theo dõi vào các thời điểm: Trước điều trị (T0), sau 4 lần điều trị (T4)và sau 7 lần điều trị (T7).
4. Xử lý số liệu:
Xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.
III. Kết quả

Biểu đồ. Sự thay đổi của mức độ đau sau điều trị theo VAS
- Ở nhóm nghiên cứu, mức độ đau giảm dần từ 7,55±0,91 trước ngày điều trị xuống 5,54±0,79 sau 1 ngày, xuống 2,83±0,84 sau 4 ngày và xuống 1,32 0,96 sau 7 ngày.
- Ở nhóm chứng, mức độ đau cũng giảm dần từ 7,3±0.85 xuống 5,55±0,83 sau 1 ngày, xuống 3,17±0,98 sau 4 ngày và xuống 1,98 sau 7 ngày điều trị. Sự cải thiện này có ý nghĩa thống kê với p<0,001
- Sự khác biệt về mức độ đau theo thang điểm VAS giữa hai nhóm nghiên cứu tại các thời điểm trước và sau điều trị (p<0,05)
Bảng 3.1. Sự thay đổi của ngưỡng đau (g/s) trước và sau điều trị
Thời điểm NC Nhóm | Trước | Sau 1 ngày | Sau 7 ngày | |
(X±SD) | (X±SD) | (X±SD) | ||
Nhóm | Ngưỡng đau (g/s) | 334,25 ± 22,16 | 434,24 ± 20,26 | 470,35 ± 18,21 |
Hệ số K | K1-2=1,30 ± 0,08 | K1-3=1,41 ± 0,11 | K2-3=1,08 ± 0,07 | |
p | p1-2 <0,01 | p1-3<0,01 | p2-3<0,05 | |
Nhóm | Ngưỡng đau (g/s) | 338,17 ± 18,20 | 368,67 ± 23,19 | 398,28 ± 29,22 |
Hệ số K | K1-2=1,09 ± 0,08 | K1-3=1,18 ± 0,12 | K2-3=1,08 ± 0,08 | |
p | p1-2 <0,05 | p1-3<0,05 | p2-3<0,05 | |
p | pa-b>0,05 | pa-b<0,05 | pa-b<0,01 |
- Ngưỡng đau sau điều trị ở hai nhóm đều tăng so với trước điều trị. Ở nhóm NC tăng từ 334,25±22,16 trước điều trị lên 470,35±18,21 sau điều trị với p<0,01. Ở nhóm chứng từ 338,17±18,20 trước điều trị lên 398,28±29,22 sau điều trị với p<0,05.
- Sự khác biệt về thay đổi ngưỡng đau ở các thời điểm trước điều trị, sau điều trị một ngày và sau bảy ngày điều trị của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với (p<0,01).
Bảng 3.2. Sự cải thiện mức độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị
Độ giãn CSTL Mức đánh giá | Nhóm NC (n=60) (1) | Nhóm chứng (n = 60) (2) | ||||||
T0 (a) | T7 (b) | T0 (a) | T7 (b) | |||||
n | % | n | % | n | % | n | % | |
Tốt (Không đau) | 0 | 0.00 | 50 | 83,33 | 0 | 0,00 | 32 | 53,33 |
Khá (Đau ít) | 1 | 1,67 | 10 | 16,67 | 1 | 1,67 | 28 | 46,67 |
Trung bình (Đau vừa) | 11 | 18,33 | 0 | 0,00 | 12 | 20,00 | 0 | 0,00 |
Kém (Đau nhiều) | 48 | 80,00 | 0 | 0,00 | 47 | 78,33 | 0 | 0,00 |
p | p1-2 <0,05 pa-b <0,001 |
- Trước điều trị, mức độ giãn CSTL của người bệnh chủ yếu ở mức trung bình và kém với tỷ lệ 98.33% ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Không có sự khác biệt về độ giãn CSTL trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).
- Sau điều trị, 100% số bệnh nhân ở cả hai nhóm nghiên cứu có độ giãn CSTL ở mức tốt và khá, không còn bệnh nhân nào có độ giãn CSTL ở mức trung bình và mức kém (p<0,001).
- Nhóm nghiên cứu có độ giãn CSTL mức tốt là 83,33%, cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm chứng là 53,33% (p<0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1.Sự thay đổi của mức độ đau sau điều trị theo VAS
Đau là một cơ chế bảo vệ của cơ thể. Cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Đau là cảm giác phức tạp có sự tham gia của nhiều hệ thống các cơ quan chức năng khác nhau như ý thức, cảm giác, trí nhớ, động lực, phản ứng thực vật. Đối với bệnh nhân đau thắt lưng, đau là triệu chứng khiến người bệnh đến gặp thầy thuốc với mong muốn được giải phóng khỏi đau đớn [3].
Sự biến đổi giá trị trung bình mức độ đau theo thang điểm VAS trình bày trên biểu đồ 3.1 cho thấy giá trị điểm đau trung bình theo thang VAS của hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu đều được cải thiện theo thời gian điều trị (p <0,05). Ở nhóm nghiên cứu, giá trị điểm đau trung bình theo thang VAS giảm dần, từ 7,55 ± 0,91 điểm trước điều trị xuống còn 1,32 ± 0,96 điểm sau điều trị. Ở nhóm chứng, giá trị trung bình mức độ đau theo thang VAS giảm tương đương nhóm NC ở ngày đầu, trong những ngày sau mức độ giảm đau ít từ 7,3 ± 0,85 điểm trước điều trị giảm xuống còn 1,98 ± 1,10 điểm sau điều trị. Mức giảm đau ở nhóm NC tốt hơn nhóm chứng (p<0,05).
Có được kết quả về sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS và cải thiện ngưỡng đau như vậy có thể là do chúng tôi đã lựa chọn sử dụng phác đồ điều trị của Bộ y tế có kết hợp châm huyệt Giáp tích L5. Châm huyệt Giáp tích L5 có tác dụng làm mềm cơ, khơi thông chỗ bế tắc qua đó có tác dụng giảm đau. Theo cơ chế thần kinh, châm cứu còn có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau trong cung phản xạ đau do đó làm dịu cơn đau. Điện châm cũng như tác động khác lên huyệt sẽ hoạt hóa theo kiểu tạo ra cung phản xạ thần kinh ở ba mức độ: tại chỗ, tiết đoạn và toàn thân. Trong cung phản xạ có bộ phận nhạy cảm là da, cấu trúc thần kinh và mạch máu. Đường hướng tâm là các sợi thần kinh loại Ad type I, II sợi C. Trung tâm phản xạ là các cấu trúc thần kinh từ mức tuỷ sống, đồi thị, vùng dưới đồi, các neuron thuộc hệ thần kinh trung ương. Đường ly tâm là những sợi thần kinh đi đến da, cơ, mạch máu và các tạng phủ…Tất cả các yếu tố như cơ, lý, hoá khi tác động vào huyệt có thể điều chỉnh được các rối loạn chức năng của cơ thể thông qua cung phản xạ này[4], [5].
4.2. Sự thay đổi của ngưỡng đau (g/s) trước và sau điều trị
Cùng với mức độ đau, nghiên cứu còn xác định sự thay đổi của ngưỡng cảm giác đau, là khả năng chịu đựng của con người trước tác nhân gây đau bằng máy đo ngưỡng đau Analgesy-Metter (Italia). Các kết quả trên bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về ngưỡng đau trước điều trị giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Ở nhóm NC, ngưỡng đau của bệnh nhân từ 334,25 ± 22,16g/s tăng lên 434,24 ± 20,26g/s sau điều trị lần 1 và tăng tới 470,35 ± 18,21g/s sau 7 ngày điều trị. Ở nhóm chứng, ngưỡng đau từ 338,17 ± 18,20g/s trước điều trị, tăng lên 368,67 ± 23,19 g/s sau điều trị lần 1 và tăng đến 398,28 ± 29,22g/s sau 7 ngày điều trị (p < 0,01) với hệ số giảm đau K ở nhóm NC sau điều trị lần 1 so với trước điều trị là 1,30 ± 0,08, sau 7 ngày điều trị so với sau điều trị lần 1 là 1,08 ± 0,07, sau 7 ngày điều trị so với trước điều trị là 1,41 ± 0,11. Hệ số giảm đau K ở nhóm chứng lần lượt là 1,09 ± 0,08;1,08 ± 0,08và 1,18 ± 0,12(p<0,05). Sự tăng dần ngưỡng đau sau 7 ngày điều trị ở hai nhóm điện châm đặc biệt là nhóm I đã phản ánh hiệu quả giảm đau của phương pháp điều trị bằng điện châm, các xung điện đã kích thích làm tăng khả năng chịu đau của cơ thể. Đây chính là minh chứng tác dụng của châm theo con đường thần kinh- thể dịch. Đau theo YHCT gọi là “Thống”. Trong sách Tố vấn, thiên “Âm dương ứng tượng đại luận” có viết “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” có nghĩa là khí huyết lưu thông thì không đau, khi kinh lạc bị bế tắc, khí huyết không lưu thông thì gây đau [6], [7], [8]. Châm cứu thông qua tác động vào huyệt đạo và kinh lạc có tác dụng điều khí hoạt huyết, thông được kinh lạc do đó làm giảm đau, điều hòa chức năng tạng phủ khí huyết do vậy có thể chữa khỏi được bệnh tật.
Có được kết quả về sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS và cải thiện ngưỡng đau như vậy là do chúng tôi đã lựa chọn sử dụng phác đồ điều trị. Điện châm các huyệt Giáp tích L5 + Phác đồ của Bộ y tế (Quy trình số 24) làm mềm cơ, qua đó làm kinh lạc thông suốt, khí huyết lưu thông phục hồi thì đau giảm nên có tác dụng giảm đau.
4.3. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng
Đau và hạn chế vận động là hai triệu chứng thường gặp, cũng là vấn đề làm cho bệnh nhân phải đi điều trị. Hiện tượng co rút các cơ cạnh sống, sự co kéo các tổ chức liên kết bao gồm gân cơ, dây chằng, bao khớp… làm giảm hoạt động của CSTL, đặc biệt là làm giảm độ giãn CSTL.
Theo kết quả tại bảng 3.2, Sau 7 ngày điều trị độ giãn CSTL Nhóm điện châm có sự cải thiện độ giãn CSTL mức độ tốt chiếm 83.33%, mức độ khá chiếm 16.67%, không còn bệnh nhân nào ở mức độ trung bình và kém. Ở nhóm Chứng, mức độ tốt chỉ chiếm 53,33 %, mức độ khá chiếm 46,67 %. Như vậy, điện châm có châm huyệt Giáp tích L5góp phần tích cực cải thiện độ giãn CSTL trong điều trị đau thắt lưng do THCS tốt hơn khi điện châm cùng các huyệt khác nhưng không có huyệt Giáp tích L5. Sự khác biệt sau 7 ngày giữa nhóm NC và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Hồng Vân[9] mức độ tốt ở nhóm NC là 70% và khá là 30%; của tác giả Trần Thị Kiều Lan[10] mức độ tăng lên về độ giãn CSTL của nhóm nghiên cứu là 76,7%
Nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy điện châm có tác dụng gây giãn mạch dưới da làm tăng lượng máu đến tổ chức, tăng cường dinh dưỡng tế bào. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng điện châm theo phác đồ nền có kết hợp huyệt Giáp tích L5 nằm sát hai bên cột sống, sát với đĩa đệm và các tổ chức bao khớp, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai nên có tác dụng giảm co cứng cơ vùng thắt lưng, tăng khả năng vận động và tính linh hoạt của cột sống do đó làm tăng độ giãn CSTL
Qua phân tích các kết quả nghiên cứu cho thấy điện châm là một trong các phương pháp điều trị kết hợp giữa vật lý trị liệu và Y học cổ truyền sử dụng kích thích huyệt bằng dòng xung điện. Châm có tác dụng điều khí, giảm đau. Xung điện có tác dụng kích thích các cơ quan cảm thụ ở da, cơ và các tổchức dòng điện đi qua gây nhiều phản xạ như giãn mạch, tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cục bộ, tăng chuyển hoá, tăng cường các phản ứng oxy hoá khử. Do vậy điện châm có tác dụng giảm đau, giải quyết được tình trạng đau và co cơ, cải thiện độ giãn CSTL.
V. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu tác dụngcủa điện châm nhóm NC châm các huyệt Giáp tích L5 + Phác đồ của Bộ y tế (Quy trình số 24) trên 60 bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống so với 60 bệnh nhân nhóm chứng điều trị các huyệt trên nhưng không châm huyệt Giáp tích L5 (Các huyệt trên được châm bên phải và bên trái), chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Kết quả cho thấy, nhóm NC hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện châm tốt hơn khi điện châm nhóm chứng có ý nghĩa, cụ thể:
- Chỉ số VAS: Nhóm NC điểm VAS trung bình sau 7 ngày sau điều trị điểm đau giảm so với trước ngày điều trị và so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (1.32 ± 0.96 so với 7.55 ± 0.91 và so với 1.98.
- Ngưỡng đau: Nhóm NC ngưỡng đau sau điều trị tăng rõ rệt so với trước điều trị và so nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (470,35 g/s so với 334,25 g/s và 398,28 g/s.
- Cải thiện chỉ số độ giãn thắt lưng: Nhóm NC độ giãn thắt lưng đạt mức độ tốt sau điều trị tăng rõ rệt so với trước điều trị và so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (80,33% so với 0% và 53,33%).
Từ khóa
điện châm,đau thắt lưng
Tài liệu tham khảo
- Hồ Hữu Lương (2012),Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học,Hà Nội, 7.
- Thomas G. Lowe, MD. (2008), “Degenerative Disc Disease and Low Back Pain”, Euro pean Spine; Vol 17, 36 - 39.
- Bộ môn Sinh lý, Trường Đại học Y Hà Nội (2008). Sinh lý đau, Chuyênđề sinh lý học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: tr. 112 -127.
- Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005).Bài giảng Y học cổ truyền tập I. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 62, 320.
- Szczudlik A, Lypka A (1983).Plasma immunoreactive beta-endorphin and enkephalin concentration in healthy subjects before and after electroacupunture, Acupunct Electrother Res, 8(2), 127-37.
- Hoàng Bảo Châu (2010). Châm cứu học trong Nội kinh, Nạn kinh và sựtương đồng với Y học hiện đại. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2002).Bài giảng y học cổ truyền, tập 2. Nhà xuất bản y học, Hà Nội: tr. 345- 352.
- Bộ Y tế (2017).Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học. Tr.166-228.
- Phạm Hồng Vân (2014),Nghiên cứu đặc điểm của huyệt Thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
- Trần Thị Kiều Lan (2008), Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp
thuốc hỗ trợ trong điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng. Luận văn
Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội