Tính an toàn của viên hoàn cứng LIPID AT trên động vật thực nghiệm

  • 4
Cỡ chữ:

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn của viên hoàn cứng “Lipid AT” trên động vật thực nghiệm.Phương pháp nghiên cứu: Xác định độc tính cấp của thuốc trên chuột nhắt trắng chủng Swiss bằng đường uống theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon và độc tính bán trường diễn tiến hành trên chuột cống trắng chủng Wistar. Kết quả: Không xác định được liều gây chết 50% số động vật thí nghiệm (LD50) của viên hoàn Lipid AT, mặc dù cho chuột uống với thể tích và liều cao nhất có thể là 37,5g viên hoàn Lipid AT/1kg thể trọng chuột.Viên hoàn Lipid AT không thể hiện độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng khi cho uống liều 1,05g/kg thể trọng (liều có tác dụng tương đương liều dùng trên người) và một lô uống liều 3,15g/kg thể trọng chuột/ngày (cao gấp 3 lần liều lâm sàng dùng cho người) trong 12 tuần liên tục. Tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường, mô bệnh học gan, thận không có sự khác biệt rõ rệt so với lô chứng. Kết luận: Viên hoàn cứng Lipid AT không gây độc tính cấp cho chuột nhắt trắng và không làm thay đổi chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của chuột thí nghiệm.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng mất cân bằng, tăng hoặc giảm một hoặc nhiều thành phần của lipoprotein trong máu. RLLPM đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (BMV), nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não vì nó khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch (XVĐM) làm lòng mạch hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn1, 2.Bài thuốc “Điều đàm thang” có xuất xứ từ “Tế sinh phương” gia thêm các vị Sơn tra, Trạch tả, Hà thủ ô đỏ, Đan sâm, Sài hồ và Đương quy, bài thuốc đã được sử dụng dưới dạng thuốc sắc điều trị RLLPM tại Bệnh viện YHCT Đà Nẵng đạt hiệu quả cao. Nhằm cung cấp thông tin cho việc đánh giá, phân loại mức độ độc của thuốc, thiết lập mức liều cũng như phạm vi an toàn của thuốc, đánh giá khả năng dung nạp của thuốc khi dùng dài ngày, là điều kiện tiên quyết trước khi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, chúng tôi tiến hành đánh giá tính an toàn của viên hoàn Lipid AT trên thực nghiệm với 2 mục tiêu sau: 

  1. Xác định độc tính cấp của viên hoàn Lipid AT trên thực nghiệm.
  2. Xác định độc tính bán trường diễn của viên hoàn Lipid AT trên thực nghiệm.

II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. THUỐC NGHIÊN CỨU 

- Thuốc nghiên cứu: Viên hoàn Lipid AT. 

- Công thức bào chế cho 01 viên hoàn/ 0,5 gam. 

Bảng 2.1. Công thức bào chế cho 01 viên hoàn/ 0,5 gam

STT 

Tên dược liệu 

ĐVT 

Hàm lượng 

Tiêu chuẩn dược liệu 

1 

Bán hạ 

Miligam 

208,33 

DĐVN V 

2 

Cam thảo 

Miligam 

86,81 

DĐVN V 

3 

Chỉ thực 

Miligam 

173,61 

DĐVN V 

4 

Đan sâm 

Miligam 

260,42 

DĐVN V 

5 

Đảng sâm 

Miligam 

260,42 

DĐVN V 

6 

Đởm nam tinh 

Miligam 

208,33 

Đạt tiêu chuẩn CP 2015 

7 

Đương quy 

Miligam 

347,22 

DĐVN V 

8 

Hà thủ ô 

Miligam 

434,03 

DĐVN V 

9 

Phục linh 

Miligam 

260,42 

DĐVN V 

10 

Sài hồ 

Miligam 

260,42 

DĐVN V 

11 

Sơn tra 

Miligam 

434,03 

DĐVN V 

12 

Thạch xương bồ 

Miligam 

173,61 

DĐVN V 

13 

Trạch tả 

Miligam 

260,42 

DĐVN V 

14 

Trần bì 

Miligam 

173,61 

DĐVN V 

15 

Trúc nhự 

Miligam 

52,08 

Đạt tiêu chuẩn CP 2015 

- Tác dụng: Ích khí hoạt huyết hóa đàm, sơ can lợi đởm. 

- Chỉ định: Chứng đàm thấp trong các bệnh lý: rối loạn chuyển hóa lipid, vữa xơ động mạch, gan nhiễm mỡ, béo phì. 

- Liều dùng: Ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên uống sau ăn. 

- Nơi sản xuất:  Khoa Dược - Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng. 

- Tình trạng mẫu khi nhận: Mẫu ở dạng viên hoàn đóng trong lọ 60 viên/lọ/hộp, hàm lượng 0,5g/viên.  

- Tiêu chuẩn khi kiểm nghiệm: 

 PH: 3,58       Tỷ trọng ở 200C: 1,023         Độ khúc xạ: 1,304 

- Cảm quan khi thử thuốc: Viên viên hoàn Lipid AT có màu nâu, vị hơi ngọt, mùi thơm dược liệu. 

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 

2.2.1. Nghiên cứu độc tính cấp 

- Chuột nhắt trắng chủng Swiss do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. 

- Trọng lượng trung bình mỗi con: 20g ± 2g, không phân biệt về giống. 

- Chuột khỏe mạnh, đảm bảo các tiêu chuẩn sinh lý bình thường. 

- Chuột nhịn ăn 15 giờ trước khi thí nghiệm, nước uống cung cấp đầy đủ. 

2.2.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 

Chuột cống trắng chủng Wistar, khỏe mạnh, cả hai giống, có trọng l¬ượng trung bình 180 ± 20g do Ban chăn nuôi - Học viện Quân y cung cấp. 

Động vật được nuôi trong phòng thí nghiệm 3 - 5 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu. 

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

2.3.1. Nghiên cứu độc tính cấp 

2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu 

- Thử độc tính cấp và xác định liều thấp nhất gây chết 50%  (LD50) bằng phương pháp Litchfield – Wilcoxon theo hướng dẫn của WHO. 

- Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho chuột nhịn ăn qua đêm. Chuột được chia thành các lô khác nhau, mỗi lô 10 con. Cho chuột uống Lipid AT  với liều tăng dần trong cùng một thể tích để xác định liều thấp nhất gây chết 50% chuột và liều cao nhất không gây chết chuột (gây chết 0% chuột).  

1.3.1.2. Cách tiến hành 

* Điều kiện thử vi khí hậu:  Nhiệt độ: 250C ± 20C Độ ẩm: 70% - 80% 

* Mẫu thử: Viên hoàn Lipid AT, được nghiền mịn hòa bằng nước cất theo các tỷ lệ khác nhau cho chuột uống.. 

* Tiến hành:  

- Cho chuột uống thuốc thử bằng kim cong đầu tù, đưa thẳng vào dạ dày chuột. 

- Thể tích thuốc thử cho uống là 0,25ml/10g thể trọng chuột, uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ (75ml/kg thể trọng trong 24 giờ ). 

- Liều quy đổi trên thực nghiệm chính thức: 7,5g; 15,0g; 22,5,0g; 30,0g; 37,5g thuốc /kg thể trọng trong 24 giờ. 

- Theo dõi tình trạng chung của chuột, quá trình diễn biến bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc (như nôn, co giật, kích động…) và số lượng chuột chết trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc.  

- Tất cả chuột chết được mổ để đánh giá tổn thương đại thể. Từ đó xây dựng đồ thị tuyến tính để xác định LD50 của thuốc thử.  

- Sau 72 giờ, mổ 30% số chuột còn sống trong các lô để đánh giá tổn thương đại thể. Tiếp tục theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7 sau khi uống thuốc. 

2.3.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 

2.3.2.1. Phương pháp 

Nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng Wistar theo đường uống theo hướng dẫn của WHO đối với thuốc Y học cổ truyền. 

2.3.2.2. Cách tiến hành 

* Chia lô động vật thực nghiệm 

Chuột cống được chia ngẫu nhiên làm 3 lô, mỗi lô 10 con như sau: 

- Lô chứng: uống nước cất liều 1ml/100g thể trọng chuột. 

- Lô trị 1: Uống thuốc liều 1,05g/kg thể trọng tương đương liều dùng trên người (tính theo hệ số 7 trên chuột cống trắng). 

- Lô trị 2: Uống thuốc liều 3,15g/kg thể trọng gấp 3 lần liều dùng trên người (tính theo hệ số 7 trên chuột cống trắng). 

Chuột cống trắng được uống nước hoặc thuốc thử liên tục trong 12 tuần liền, mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Sau 12 tuần uống thuốc, chuột được ngừng uống thuốc, đánh giá khả năng gây ra độc tính của thuốc. 

* Các chỉ tiêu theo dõi trư¬ớc và trong quá trình nghiên cứu (trước, sau 6 tuần và sau 12 tuần uống thuốc): 

- Tình trạng chung, thể trọng của chuột. 

- Đánh giá chức phận tạo máu thông qua số lư¬ợng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu và số lư¬ợng tiểu cầu. 

- Đánh giá chức năng gan, thận thông qua định lư¬ợng AST, ALT, GGT, Bilirubin, Cholesterol, Ure và Creatinin trong huyết thanh. 

Các thông số theo dõi đư¬ợc kiểm tra vào trư¬ớc lúc uống thuốc, sau 6 tuần uống thuốc, và sau 12 tuần uống thuốc. Xét nghiệm huyết học được tiến hành tại khoa Nghiên cứu thực nghiệm – Viện Y học cổ truyền Quân đội, xét nghiệm sinh hóa được tiến hành tại Bộ môn Sinh lý lao động - Học viện Quân Y.  

- Mô bệnh học: 

+ Sau 12 tuần uống thuốc, chuột đư¬ợc mổ để quan sát đại thể toàn bộ các cơ quan. 

+ Kiểm tra ngẫu nhiên cấu trúc vi thể gan, thận của 30% số chuột ở mỗi lô và những chuột có tổn thương đại thể về gan, thận. 

+ Các xét nghiệm vi thể gan, thận đ¬ược thực hiện tại Bộ môn Giải phẫu bệnh - Viện 103 - Học viện Quân Y. 

Trường hợp mẫu gây độc, sau khi cho chuột uống mẫu thử 12 tuần ngừng cho uống mẫu thử và tiếp tục nuôi chuột thêm 14 ngày (cho ăn uống bình thường). Tại thời điểm sau ngừng mẫu thử 14 ngày tiến hành lấy máu xác định lại các thông số huyết học, sinh hóa như trên để đánh giá khả năng hồi phục của động vật thực nghiệm. 

2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 

Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn được thực hiện tại Khoa nghiên cứu thực nghiệm – Viện Y học cổ truyền Quân Đội. 

Xét nghiệm sinh hóa được tiến hành tại Bộ môn Sinh lý lao động - Học viện Quân Y. Đánh giá hình thái mô học gan, thận chuột được thực hiện tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Viện 103 – Học viện Quân Y. 

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 

Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 18.0. Số liệu được trình bày dưới dạng ± SD. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 

III. KẾT QUẢ 

3.1. ĐỘC TÍNH CẤP 

* Kết quả thực nghiệm: 

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm 

Nhóm chuột 

( Lô) 

Liều dùng 

(g/kg chuột) 

Số chuột 

thí nghiệm 

Tỷ lệ chuột 

chết (%) 

Dấu hiệu bất thường khác 

1 

Đối chứng 

10 

0 

Không 

2 

37,5 

10 

0 

Không 

3 

30,0 

10 

0 

Không 

4 

22,5 

10 

0 

Không 

5 

15,0 

10 

0 

Không 

6 

7,5 

10 

0 

Không 

* Liều thực nghiệm: 

- Liều thấp nhất cho chuột uống trong thực nghiệm trong 24 giờ: 0,075g viên hoàn Lipid AT cho 10g thể trọng chuột tương đương với 7,5g viên hoàn Lipid AT/1kg thể trọng chuột (gấp 4,6 lần liều dự kiến dùng trên người). 

- Liều cao nhất có khả năng cho chuột uống trong thực nghiệm trong 24giờ: 0,375g viên hoàn Lipid AT cho 10g thể trọng chuột tương đương với 37,5g viên hoàn Lipid AT /1kg thể trọng chuột (gấp 22,7 lần liều dự kiến dùng trên người). 

* Diễn biến thực nghiệm: 

- Sau khi uống thuốc thử, các nhóm chuột hoạt động bình thường. 

- Các biểu hiện sinh lý: bình thường. 

- Không nhận thấy biểu hiện ngộ độc nào trên chuột thí nghiệm trong thời gian theo dõi.  

- Sau 72 giờ, các nhóm chuột thí nghiệm đều không có chuột chết. Mổ 30% số chuột còn sống trong các lô: tim, gan, thận, phổi tươi nhuận; dạ dày, ruột hết thuốc.      

- Sau 07 ngày, ở các lô thí nghiệm đều không có chuột chết, các biểu hiện sinh lý bình thường.

3.2. ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN 

3.2.1. Tình trạng chung và sự thay đổi trọng lượng của chuột 

3.2.1.1. Tình trạng chung 

Trong suốt thời gian thí nghiệm, chuột ở cả 3 lô ăn uống, hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, ăn uống tốt, phân khô. Không thấy biểu hiện gì đặc biệt ở cả 3 lô chuột trong suốt thời gian nghiên cứu. 

3.2.1.2. Sự thay đổi trọng lượng chuột 

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của viên hoàn Lipid AT đến trọng lượng chuột 

Thời gian 

Lô chứng (1) 

Lô trị 1 (2) 

Lô trị 2 (3) 

 

Trước uống thuốc 

175,10 ± 4,80 

175,30 ± 3,90 

174,30 ± 4,50 

P1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

Sau 6 tuần uống thuốc 

198,90 ± 6,00 

197,80 ± 5,80 

194,60 ± 9,60 

P1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

p (trước - sau) 

< 0,01 

< 0,01 

< 0,01 

 

Sau 12 tuần uống thuốc 

227,90 ± 6,10 

225,80 ± 9,20 

223,20 ± 12,1 

P1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

p (trước - sau) 

< 0,01 

< 0,01 

< 0,01 

 

Nhận xét:Kết quả bảng 2.2 cho thấy: sau 6 tuần và 12 tuần uống viên hoàn Lipid AT, trọng lượng chuột ở cả 3 lô (lô chứng và 2 lô trị) đều tăng so với trước khi uống thuốc (p<0,01). Không có sự khác biệt về mức độ gia tăng trọng lượng chuột giữa lô chứng và các lô dùng thuốc thử tại cùng thời điểm (p>0,05). 

3.2.2. Ảnh hưởng của viên hoàn Lipid AT đến chức năng tạo máu 

Bảng 3.3.Ảnh hưởng của viên hoàn Lipid AT đến số lượng hồng cầu  

trong máu chuột cống trắng 

Thời gian 

Số lượng hồng cầu (T/l) 

p 

Lô chứng (1) 

Lô trị 1 (2) 

Lô trị 2 (3) 

Trước uống thuốc 

8,36 ± 0,88 

8,29 ± 0,47 

8,63 ± 1,19 

P1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

Sau 6 tuần uống thuốc 

8,91 ± 0,24 

8,37 ± 1,83 

8,71 ± 0,99 

P1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

p (trước - sau) 

> 0,05 

> 0,05 

> 0,05 

 

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của viên hoàn Lipid AT đến hàm lượng huyết sắc tố 

 trong máu chuột cống trắng 

Thời gian 

Hàm lượng huyết sắc tố (g/dl) 

 

p 

Lô chứng (1) 

Lô trị 1 (2) 

Lô trị 2 (3) 

Trước uống thuốc 

14,73 ± 1,42 

14,14 ± 1,33 

14,15 ± 1,15 

p1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

Sau 6 tuần uống thuốc 

15,16 ± 1,59 

14,55 ± 2,21 

14,60 ± 0,88 

p1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

p (trước - sau) 

> 0,05 

> 0,05 

> 0,05 

 

Sau 12 tuần uống thuốc 

15,43 ± 0,61 

15,05 ± 2,22 

15,08 ± 1,14 

p1-2; p1-3; p2-3 

> 0,05 

p (trước - sau) 

> 0,05 

> 0,05 

> 0,05 

 

Nhậnxét: Kết quả ở các bảng 2.3; 2.4 cho thấy sau 6 tuần và 12 tuần uống viên hoàn Lipid AT, số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố ở cả lô trị 1 (uống thuốc liều 1,05g/kg thể trọng tương đương liều dùng trên người và lô trị 2 (uống thuốc liều 3,15g/kg thể trọng gấp 3 lần liều dùng trên người) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng và so sánh giữa các thời điểm trước, sau khi uống thuốc thử  (p > 0,05). 

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của viên hoàn Lipid AT đến Hematocrit 

 trong máu chuột cống trắng 

Thời gian 

Hematocrit (%) 

 

p 

Lô chứng (1) 

Lô trị 1 (2) 

Lô trị 2 (3) 

Tags :
Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail