Học thuyết ngũ hành

  • 9
Cỡ chữ:

Tóm tắt

I/ ĐẠI CƯƠNG 

Quan sát thế giới tự nhiên, người Trung hoa cổ đại phát hiện những sự  vật và hiện tượng xuất hiện biến đổi có tính chu kỳ, qui luật nhất định mà học thuyết Âm Dương chưa thể lý giải hết được tại sao lại như vậy, do đó xuất hiện thêm học thuyết Ngũ Hành để có thể lý giải được rõ hơn. 

Học thuyết Ngũ Hành cùng học thuyết Âm Dương và Thiên Nhân hợp nhất tạo nên cơ sở lý luận chính cho y lý học Phương Đông. 

  • Ngũ là số 5. 
  • Hành là vận động, là đi, là biến chuyển. 
  • Ngũ Hành chỉ 5 loại vận động, 5 loại vật chất, 5 đại danh từ chỉ 5 loại sự vật hiện tượng trong vũ trụ, giới tự nhiên. 

Năm loại vận động, vật chất hiện tượng này có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặt chẽ tạo nên một chỉnh thể. Nếu có bất thường sẽ làm rối loạn chỉnh thể đó cần phải điều chỉnh cân bằng lại. 

Học thuyết Ngũ Hành có ý nghĩa lớn lao trong việc xác định các cơ quan trong cơ thể cũng như các công năng của chúng. Công năng của các cơ quan cơ thể hoạt động theo qui luật của học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành. 

Ứng dụng các qui luật Âm Dương Ngũ Hành vào việc hiểu rõ bệnh lý có thể đưa ra chẩn đoán, pháp điều trị và sử dụng thuốc, châm cứu…để điều chỉnh sự bất cập, đó là mục tiêu của người thầy thuốc.  

 

II/ BẢNG QUI LOẠI NGŨ HÀNH 

Học thuyết Ngũ Hành là bộ phận của triết học phương Đông cổ đại được ứng dụng rất nhiều trong Y học phương Đông về tâm sinh lý giải phẫu chức năng các cơ quan của cơ thể và quá trình chuyển hóa bình thường và không bình thường của chúng. 

Mọi vật đều được cấu tạo bởi 5 loại vật chất của Ngũ Hành:  

- Mộc: là gỗ, là cây cối có hướng lên trên và vươn ra xung quanh, có công năng sinh ra tất cả mọi sự vật và hiện tượng có tính vươn lên tỏa ra, đều thuộc là Mộc. 

- Hỏa: là nóng, là nhiệt có đặc tính hướng lên trên với công năng thăng hoa, tất cả mọi sự vật hiện tượng có tính chưng bốc đều thuộc về hỏa. 

- Thổ: có đặc tính hóa. Mọi thứ hóa đều thành đất, rồi từ đất lại hóa sinh ra nhiều thứ, nên có thể gọi Thổ là Mẹ của vạn vật và tất cả mọi sự vật mang đặc tính trên đều thuộc Thổ. 

- Kim: kim khí, kim loại có đặc tính ngưng kết, thu liễm làm cho mọi vật ngưng là ngừng lại tại chỗ, kết tinh lại gọi là thu liễm, thu nạp vào. Mọi sự vật hiện tượng có đặc tính trên đều thuộc Kim. 

- Thủy: nước có đặc tính nhuận trạch hướng túc giáng, bế tàng lại, làm cho mọi sự vật và hiện tượng đi xuống dưới và ẩn dấu lại. Mọi sự vật hiện tượng có đặc tính trên đều thuộc Thủy. 

Bảng quy nạp Ngũ hành: 

Thế giới tự nhiên 

 

NGŨ 

HÀNH 

Cơ thể con người 

Ngũ Âm 

Ngũ Biến 

Ngũ Khí 

Ngũ Vị 

Ngũ Sắc 

Ngũ Mùa 

Ngũ 

Phương 

Ngũ Tạng 

Lục Phủ 

Ngũ khiếu 

Ngũ quan 

Ngũ 

 Chi 

Ngũ Thanh 

Ngũ Biến 

Ngũ Tính 

Giốc 

Sinh 

Phong 

Chua toan 

Xanh 

Xuân 

Đông 

MỘC 

Can 

Đởm 

Mắt 

Gân Cân 

Nộ giận 

Hét la 

Nầm tay 

Trí 

Chủy 

Trưởng 

Hỏa 

Đắng khổ 

Đỏ 

Hạ 

Nam 

HỎA 

Tâm, 

Tâm bào 

Tiểu 

trường 

Tam tiêu 

Lưỡi 

Mạch 

Hỷ 

 vui 

Cười 

Rầu rĩ 

Dũng 

Cung 

Hóa  

Thử thấp 

Ngọt cam 

Vàng 

Trưởng Hạ 

Trung ương 

THỔ 

Tỳ 

Vị 

Miệng 

Cơ thịt 

Ưu  tư 

Lo  nghĩ 

Hát 

Ợ, ọe 

Lễ 

Thương 

Thu 

Táo 

Cay tân 

Trắng 

Thu 

Tây 

KIM 

Phế 

Đại trường 

Mũi 

Da lông 

Bi ai 

Buồn thương 

Khóc 

Ho 

Nghĩa 

 

Tàng 

Hàn 

Mặn hàm 

Đen 

Đông 

Bắc 

THỦY 

Thận 

Bàng quang 

Tai 

Xương  tủy 

Kinh khủng 

Sợ hãi 

Rên 

Run rẩy 

Tín 

III/ CÁC QUY LUẬT NGŨ HÀNH 

3.1/ Quy luật sinh lý Ngũ Hành 

3.1.1/ Quy luật tương sinh của Ngũ Hành 

- Tương: là tương hỗ qua lại. 

- Sinh: là sinh ra. 

Tương sinh : Mỗi một Hành là được sinh ra từ một hành, rồi lại sinh ra một hành khác thành một vòng tương sinh bất tận. 

Mối quan hệ tương sinh theo trình tự nhất định là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.  

Qui ước chiều sinh bắt đầu từ Mộc. Mộc biến hóa hơn. 

3.1.2/ Quy luật tương khắc của Ngũ Hành 

- Tương: là tương hỗ qua lại. 

- Khắc: chế ước làm biến đổi đối tác khi qúa mạnh. 

Tương khắc : là chế ước làm biến đổi lẫn nhau. 

Tương khắc trong Ngũ Hành là mỗi một Hành đều khắc một Hành và lại bị một Hành khác khắc lại theo một trình tự nhất định như sau:  

- Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. 

Qui ước chiều sinh, khắc tương hợp

Thế quân bình của một chỉnh thể Ngũ Hành thông qua qui luật sinh khắc rất rõ:  

Mộc sinh Hỏa để Hỏa sinh Thổ để Thổ khắc Thủy và Thủy sinh Mộc. Như vậy khi Mộc mạnh hơn sinh Hỏa nhiều, Hỏa nhiều sinh Thổ nhiều, Thổ nhiều khắc Thủy làm cho Thủy bớt đi sẽ sinh ra Mộc ít đi và tất cả lại trở lại bình thường.  

Mộc mạnh sinh Hỏa nhiều, Hỏa nhiều khắc Kim, làm cho Kim yếu để không khắc được Mộc làm cho Mộc càng mạnh hơn. 

Mộc mạnh khắc Thổ, làm Thổ không khắc được Thủy, làm Thủy mạnh lên càng sinh ra Mộc nhiều hơn. 

Như vậy khi Mộc mạnh lên muốn điểu chỉnh Mộc cần tác động vào Thổ là chìa khóa để làm Mộc trở lại bình thường. 

Với cơ chế như vậy khi Hỏa mạnh lên thiên thắng cần bổ Kim để chế với Hỏa; khi Thổ mạnh lên cần bổ vào Thủy để chế ước; khi Kim mạnh lên cần bổ vào Mộc để chế ước và khi Thủy mạnh lên cần bổ vào Hỏa để chế ước. 

Nếu Mộc mạnh quá sinh Hỏa nhiều thì có thể tả Hỏa để Hỏa không khắc được Kim, Kim sẽ khắc Mộc nhiều lên làm cho Mộc trở lại bình thường và Hỏa sẽ trở lại bình thường. Cũng với lý luận như vậy khi Hỏa mạnh tả Thổ, Thổ mạnh tả Kim, Kim mạnh tả Thủy, Thủy mạnh tả Mộc. Đó là quy luật “Mẹ thực Tả con”. 

3.2/ Quy luật bệnh lý 

3.2.1/ Quy luật Tương thừa 

- Tương: là tương hỗ qua lại. 

- Thừa: là quá, dôi ra. 

- Tương thừa : là khắc quá mạnh làm cho hành bị khắc yếu đi. 

Quy luật Tương thừa của Ngũ Hành có: Mộc khắc Thổ quá mạnh làm Thổ hư suy; Thổ khắc Thủy quá mạnh làm Thủy hư suy; Thủy khắc Hỏa quá mạnh làm cho Hỏa hư suy; Hỏa khắc Kim quá mạnh làm cho Kim hư suy; Kim khắc Mộc quá mạnh làm cho Mộc hư suy. 

3.2.2/ Quy luật Tương vũ 

- Tương: là tương hỗ qua lại. 

- : phản vũ, phản công lại. 

- Tương vũ: là phản vũ qua lại. 

Tương vũ của Ngũ Hành nghĩa là : Hành bị khắc phản vũ lại, chống lại sự chế ước của Hành khắc nó. 

Mộc khắc Thổ là bình thường song vì các lý do là Mộc quá yếu không khắc được Thổ nên bị Thổ chế ước, ngược lại, hoặc là Thổ quá mạnh nên Mộc cũng không khắc chế được nên bị Thổ chế khắc ngược lại, đó gọi là Thổ phản vũ lại Mộc. Cùng lý luận như vậy có Thủy phản vũ lại Thổ; Hỏa phản vũ lại Thủy; Kim phản vũ lại Hỏa; Mộc phản vũ lại Kim. 

Hiện tượng thừa muốn điều chỉnh lại thế quân bình càn phải hạn chế bình Hành khắc bổ Hành bị khắc. 

Mộc khắc Thổ quá mạnh cần chế ước Mộc và nâng cao Thổ, tương tự như vậy Hỏa tương thừa Kim cần chế ước Hỏa nâng Kim; Thổ tương thửa Thủy cần bình chế ước Thổ nâng Thủy; Kim tương thừa Mộc cần bình chế ước Kim nâng Mộc. 

Hiện tượng phản vũ cần điểu chỉnh ngược lại, nâng cao Hành khắc, chế ước Hành bị khắc: 

- Mộc phản vũ Kim thì cần nâng cao Kim chế ước Mộc;  

- Kim phản vũ Hỏa cần nâng cao Hỏa chế ước Kim;  

- Hỏa phản vũ Thủy cần nâng cao Thủy chế ước Hỏa; 

- Thủy phản vũ Thổ cần nâng cao Thổ chế ước Thủy; 

- Thổ phản vũ Mộc cần nâng cao Mộc chế ước Thổ. 

Xét trong mối tương quan qui luật sinh lý, bệnh lý của Ngũ Hành nhận thấy :  

Mộc tương thừa Thổ, Thổ yếu không sinh được Kim làm Kim yếu đi, Kim yếu không khắc được Mộc làm cho Mộc càng thịnh lên đó là vòng xoắn khi điều chỉnh cần chú ý thêm là bồi nâng cao Thổ, Thổ sinh Kim nhiều, Kim khắc Mộc nhiều lên làm giảm hiện tương thừa vào Mộc, tương tự như vậy cho các hành khác. 

 

IV/ ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC 

4.1/ Trong sinh lý con người: 

+ Mộc ứng với Tạng Can và Phủ Đởm gọi là Can Mộc. 

+ Hỏa ứng với Tạng Tâm, Tâm bào và Phủ Tiểu trường, Tam tiêu gọi là Tâm Hỏa. 

+ Thổ ứng với Tạng Tỳ và Phủ Vị gọi là Tỳ Thổ. 

+ Kim ứng với Tạng Phế và Phủ Đại trường gọi là Phế Kim. 

+ Thủy ứng với Tạng Thận và Phủ Bàng quang gọi là Thận Thủy. 

Tham khảo bảng qui loại Ngũ Hành phần con người thấy ứng với từng Tạng là một hoặc các cơ quan ý chí của con người phải theo. 

Tất cả các Phủ Tạng đều liên hệ nhau theo qui luật của Âm Dương Ngũ Hành. 

- Trong cơ thể :  

+ Tạng Can sinh Tạng Tâm khắc Tạng Tỳ. 

+ Tạng Tâm sinh Tạng Tỳ khắc Tạng Phế. 

+ Tạng Tỳ sinh Tạng Phế khắc Tạng Thận. 

+ Tạng Phế sinh Tạng Thận khắc Tạng Can. 

+ Tạng Thận sinh Tạng Mộc khắc Tạng Tâm. 

- Tương tự như vậy đối với các Phủ:  

+ Phủ Đởm sinh Phủ Tiểu trường, Tam tiêu khắc Phủ Vị. 

+ Phủ Tiểu trường sinh Phủ Vị khắc Phủ Đại trường. 

+ Phủ Vị sinh Phủ Đại trường khắc Phủ Bàng quang. 

+ Phủ Đại trường sinh Phủ Bàng quang khắc Phủ Đởm. 

+ Phủ Bàng quang sinh Phủ Đởm khắc Phủ Tiểu trường. 

4.2/ Trong bệnh lý:

Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail