Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp tập khí công dưỡng sinh và một số yếu tố liên quan trong điều trị hậu COVID-19. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng tiến cứu, so sánh trước-sau điều trị trên 121 người bệnh rối loạn hậu COVID-19 theo y học hiện đại (YHHĐ) và thuộc thể bệnh Phế Tỳ khí hư của y học cổ truyền (YHCT), đến khám và điều trị tại bệnh viện Châm cứu Trung ương trong thời gian từ tháng 3-10/2023. Người bệnh được tập bài tập Khí công dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng ngày 1 lần, mỗi lần 30-45 phút. Chỉ tiêu đánh giá bao gồm: đánh giá mức độ khó thở theo Bộ câu hỏi sửa đổi của Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh Quốc (thang mMRC), đo lường mức độ mệt mỏi (thang Borg-CR), điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) (thang EQ-5D-5L) trước điều trị (D0), và sau điều trị 15 ngày (D15), 30 ngày (D30). Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Kết quả: Kết quả điều trị chung tốt và khá đạt 68,6%. Điểm chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L giảm từ 12,1 ± 1,4 ngày D0 xuống còn 6,0 ± 0,3 ngày D30 (p<0,01); mức độ CLCS đạt cao chiếm 73,6%; trung bình 21,5% (D30); hiệu quả sau điều trị mức tốt đạt 39,7%; khá đạt 43%; 17,3% trung bình. Mức độ mệt mỏi theo thang Borg-CR có sự cải thiện tốt sau điều trị, giảm từ 4,5 ± 2,0 xuống còn 1,0 ± 0,6 (p<0,01). Tại D30, có 55,4% bệnh nhân không còn mệt mỏi; 28,9% mệt mỏi nhẹ và 15,7% mệt mỏi vừa. Mức độ hiệu quả sau điều trị đạt 81,8% tốt; 16,5% khá và 1,7% trung bình. Kết luận: Phương pháp tập khí công dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng có hiệu quả tốt trong cải thiện các rối loạn hậu COVID-19 thể Phế Tỳ khí hư.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng hậu COVID-19 xuất hiện khi các triệu chứng của giai đoạn cấp kéo dài dai dẳng sau 4 tuần kể từ khi triệu chứng đầu tiên khởi phát do nhiễm vi rút Sars-CoV-2. Các báo cáo về tỷ lệ triệu chứng hậu COVID-19 nằm trong khoảng từ 32,6% đến 87% bệnh nhân (BN) nhập viện [1]. Đối với đối tượng mắc COVID-19 không nhập viện xuất hiện các triệu chứng hậu COVID-19 có 37% mệt mỏi và 30% suy giảm nhận thức. Các triệu chứng khác ít điển hình hơn bao gồm rối loạn tâm thần, nhức đầu, đau cơ, đau ngực, khớp, rối loạn chức năng khứu giác và vị giác, ho, rụng tóc, mất ngủ, thở khò khè, chảy nước mũi, đờm, các vấn đề về tim mạch và đường tiêu hóa. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến sáu tháng từ khi xuất viện hoặc khởi phát triệu chứng, có nhiều trường hợp các dấu hiệu kéo dài hơn ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của họ [2]
Người bệnh (NB) khi được điều trị COVID-19 âm tính gặp rất nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề nhất là chức năng hô hấp. Để điều trị COVID-19 một cách toàn diện, đặc biệt là cải thiện chức năng phổi và tâm lý ổn định, tăng cường khả năng vận động, ngăn chặn sự suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Đáp ứng mục tiêu của ngành y tế là kiểm soát và tìm ra các biện pháp phòng chống căn bệnh này một cách hiệu quả, đặc biệt biệt là triệu chứng ho và hụt hơi. Bên cạnh đó YHCT cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị và phục hồi cho người bệnh hậu COVID 19 như uống thuốc sắc y học cổ truyền và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, cấy chỉ, tập khí công dưỡng sinh... Trong đó phương pháp tập khí công dưỡng sinh được đề cập đến trong các bệnh lý tổn thương đường hô hấp, hệ vận động, tiêu hoá…, và thực tế tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã áp dụng phương pháp Khí công dưỡng sinh vào điều trị BN hậu COVID-19 đạt được nhiều kết quả trên lâm sàng, tuy nhiên chưa có nhiều đánh giá về tác dụng của điều trị khí công dưỡng sinh đối với hậu COVID-19, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Bước đầu đánh giá kết quả của phương pháp tập khí công dưỡng sinh trong điều trị hậu COVID-19.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Người bệnh từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán các rồi loạn hậu COVID-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
Người bệnh được chẩn đoán xác định rối loạn hậu COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 người lớn của Bộ Y tế có các triệu chứng lâm sàng phù hợp với chứng Phế tỳ khí hư theo YHCT, tuân thủ quy trình điều trị.
Y học hiện đại
|
Y học cổ truyền |
(1) Tình trạng mệt mỏi kéo dài >12 tuần có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh (2) Các triệu chứng sau: - Mệt mỏi gia tăng khi gắng sức và không giảm khi nghỉ ngơi - Ngủ không yên giấc - Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung - Đau đầu - Đau cơ hoặc khớp nhưng cơ khớp không sưng, nóng, đỏ - Đau họng hoặc loét miệng - Sưng đau hạch (nách, cổ)
|
- Sợ lạnh, sắc mặt trắng. - Hụt hơi, thở ngắn. - Ho khan hoặc ho kéo dài. - Đau họng, có thể mất khứu giác. - Chất lưỡi nhợt, rêu trắng. - Mạch hư nhược.
|
- Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân có biến chứng của các bệnh nền nghiêm trọng khác, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh tim mạch vành và tăng huyết áp;
- Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng;
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú;
- Bệnh nhân không tuân thủ quá trình điều trị
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng tiến cứu, so sánh trước sau điều trị.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện gồm 121 BN.
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, được giải thích về mục đích, ý nghĩa và quy trình nghiên cứu.
Bước 2: Các bệnh nhân được hỏi bệnh và thăm khám theo mẫu bệnh án nghiên cứu đã thống nhất.
Bước 3: Nghiên cứu viên tiến hành hướng dẫn bệnh nhân điều trị theo phác đồ dưỡng sinh khí công của tác giả Nguyễn Văn Hưởng. Tổng thời gian tập khí công dưỡng sinh là 30 ngày.
Bước 4: Các thời điểm theo dõi: D0 (Ngày đầu tiên điều trị), D30 (Ngày thứ 30 điều trị).
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Chỉ tiêu nghiên cứu |
Bộ công cụ |
Mức độ |
Kết quả cải thiện |
Chất lượng cuộc sống |
EQ-5D-5L |
1-rất cao; 2-cao; 3-trung bình; 4-thấp; 5-rất thấp |
≥75%=tốt; 50-75%=khá; 25-<50%=trung bình; <25%=kém |
Khó thở |
mMRC |
không khó thở, khó thở nhẹ, khó thở trung bình, khó thở nặng và khó thở rất nặng |
|
Mệt mỏi |
Borg-CR |
Không mệt mỏi, mệt mỏi nhẹ, mệt mỏi vừa, mệt mỏi nhiều, mệt mỏi rất nhiều |
Mệt mỏi |
Borg-CR |
Không mệt mỏi, mệt mỏi nhẹ, mệt mỏi vừa, mệt mỏi nhiều, mệt mỏi rất nhiều |
2.2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 3-10/2023.
2.2.6. Xử lý số liệu: Số liệu thu được trong nghiên cứu phân tích và xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu: Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức y sinh học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
121 người bệnh tham gia nghiên cứu có 47,9% từ 60 tuổi trở lên; 39,7% từ 40-<60 tuổi; 12,4% từ 18-<40 tuổi; nam chiếm 57,9%; 86,8% có BMI (Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)) bình thường; 82,7% BN đã tiêm 2 mũi vắc-xin COVID-19.
3.1. Sự thay đổi mức độ khó thở theo thang điểm mMRC

Có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về triệu chứng khó thở theo phân loại của mMRC, trong đó, sau 30 ngày điều trị, mức độ khó thở tốt dần lên. Tại thời điểm ngày thứ 30 sau tập khí công, có 52,9% bệnh nhân hết khó thở; 33,9% chỉ còn khó thở khi gắng sức, và 13,2% người bệnh khó thở khi đi đường bằng. Không có bệnh nhân nào khó thở khi đi chậm, dừng lại thở.
Bảng 1. Hiệu quả cải thiện mức độ khó thở theo thang mMRC sau điều trị
Mức độ hiệu quả sau điều trị theo thang điểm mMRC |
Số lượng (n) |
Tỷ lệ % |
Hiệu quả tốt |
37 |
30,5 |
Hiệu quả khá |
69 |
57,0 |
Hiệu quả trung bình |
15 |
12,4 |
Hiệu quả kém |
0 |
0 |
Mức độ khó thở cải thiện rõ sau điều trị, hiệu quả tốt đạt 30,5%; khá đạt 57% và có 12,4% trung bình.
3.2. Sự thay đổi mức độ mệt mỏi bằng thang điểm Borg-CR
Bảng 2. Sự thay đổi tỷ lệ người bệnh mệt mỏi theo thang Borg-CR trước và sau điều trị
Mức độ mệt mỏi theo thang Borg-CR |
D0 (n=121) |
D30 (n=121) |
p |
||
n |
% |
n |
% |
||
Không mệt mỏi |
0 |
0 |
67 |
55,4 |
<0,05 |
Mệt mỏi nhẹ |
23 |
19,0 |
35 |
28,9 |
|
Mệt mỏi vừa |
92 |
76,0 |
19 |
15,7 |
|
Mệt mỏi nhiều |
6 |
5,0 |
0 |
0 |
|
Mệt mỏi rất nhiều |
0 |
0 |
0 |
0 |
Sau điều trị, tình trạng mệt mỏi có sự cải thiện đáng kể, với 55,4% không mệt mỏi; 28,9% mệt mỏi nhẹ; 15,7% mệt mỏi vừa. Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước điều trị.
Bảng 3. Hiệu quả cải thiện mức độ mệt mỏi theo thang điểm Borg-CR
Mức độ hiệu quả sau điều trị theo thang điểm Borg-CR |
Số lượng (n) |
Tỷ lệ % |
Hiệu quả tốt |
99 |
81,8 |
Hiệu quả khá |
20 |
16,5 |
Hiệu quả trung bình |
2 |
1,7 |
Hiệu quả kém |
0 |
0 |
Mức độ mệt mỏi cải thiện tốt sau điều trị, có 81,8% đạt hiệu quả tốt; 16,5% đạt khá; chỉ có 1,7% bệnh nhân hiệu quả trung bình.
3.3. Sự thay đổi điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm EQ-5D-5L
Bảng 4. Sự thay đổi mức độ chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị bằng thang điểm EQ-5D-5L
Mức độ điểm chất lượng cuộc sống theo phân loại |
D0 (n=121) |
D30 (n=121) |
p |
||
n |
% |
n |
% |
||
Mức độ 1, CLCS rất cao |
0 |
0 |
0 |
0 |
<0,05 |
Mức độ 2, CLCS cao |
0 |
0 |
89 |
73,6 |
|
Mức độ 3, CLCS trung bình |
102 |
84,3 |
26 |
21,5 |
|
Mức độ 4, CLCS thấp |
11 |
9,1 |
6 |
4,9 |
|
Mức độ 5, CLCS rất thấp |
8 |
6,6 |
0 |
0 |
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi phân loại chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị. Tại thời điểm ngày D30, có 73,6% người bệnh có điểm chất lượng cuộc sống đạt mức cao; 21,5% đạt mức trung bình.

Điểm chất lượng cuộc sống sau điều trị mức tốt đạt 39,7%; khá đạt 43% và có 17,3% bệnh nhân có điểm EQ-5D-5L mức trung bình, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước điều trị.
3.4. Kết quả điều trị chung
Bảng 5. Kết quả điều trị chung hậu COVID-19
Kết quả điều trị chung |
Số lượng (n) |
Tỷ lệ (%) |
Tốt |
44 |
36,4 |
Khá |
39 |
32,2 |
Trung bình |
30 |
24,8 |
Không hiệu quả |
8 |
6,6 |
Tỷ lệ người bệnhcó hiệu quả tốt và khá cao, tương ứng 68,6%.
3.5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
Bảng 6. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
Yếu tố liên quan |
Kết quả điều trị (n, %) |
||||
Tốt |
Khá |
TB |
Không hiệu quả |
||
Nhóm tuổi |
< 40 tuổi |
14 (93,3) |
1 (6,7) |
0 (0) |
0 (0) |
≥ 40 tuổi |
30 (28,3) |
38 (35,8) |
30 (28,3) |
8 (7,6) |
|
Giới tính |
Nữ |
21 (41,1) |
25 (49,0) |
3 (5,9) |
2 (4,0) |
Nam |
23 (32,9) |
14 (20,0) |
27 (38,6) |
6 (85) |
|
BMI |
BMI ≤ 23 |
43 (39,8) |
37 (34,3) |
27 (25,0) |
1 (0,9) |
BMI >23 |
1 (7,7) |
2 (15,4) |
3 (23,1) |
7 (53,8) |
|
Số mũi tiêm COVID |
1 mũi |
2 (15,3) |
1 (7,7) |
5 (38,5) |
5 (38,5) |
≥ 2 mũi |
42 (38,9) |
38 (35,2) |
25 (23,1) |
3 (2,8) |
|
EQ-5D-5L đánh giá CLCS |
Rất cao |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
Cao |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
|
Trung bình |
40 (39,2) |
34 (33,3) |
27 (26,5) |
1 (1,0) |
|
Thấp |
3 (27,3) |
5 (45,5) |
1 (9,1) |
2 (18,1) |
|
Rất thấp |
1 (12,5) |
0 (0) |
2 (25,0) |
5 (62,5) |
|
mMRC đánh giá khó thở |
Không khó thở |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
Khó thở nhẹ |
40 (90,9) |
4 (9,1) |
0 (0) |
0 (0) |
|
Khó thở trung bình |
3 (8,8) |
31 (91,2) |
0 (0) |
0 (0) |
|
Khó thở nặng |
1 (3,7) |
4 (14,8) |
19 (70,4) |
3 (11,1) |
|
Khó thở rất nặng |
0 (0) |
0 (0) |
11 (68,8) |
5 (31,2) |
|
Borg-CR đánh giá mệt mỏi |
Không mệt mỏi |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
Mệt mỏi nhẹ |
20 (87,0) |
2 (8,7) |
1 (4,3) |
0 (0) |
|
Mệt mỏi vừa |
23 (25,0) |
37 (40,2) |
25 (27,2) |
7 (7,6) |
|
Mệt mỏi nhiều |
1 (16,7) |
0 (0) |
4 (66,6) |
1 (16,7) |
|
Mệt mỏi rất nhiều |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
0 (0) |
Yếu tố tuổi, BMI, số mũi tiêm vắc-xin, điểm chất lượng cuộc sống, mức độ khó thở và mệt mỏi có sự khác biệt sau điều trị (p<0,05).
IV. BÀN LUẬN
Tập khí công dưỡng sinh là phương pháp trị liệu cơ học hiệu quả của y học cổ truyền, dễ thực hiện, các động tác không phức tạp, người bệnhcó thể tự thực hiện tại nhà, ứng dụng rộng trong điều trị, phòng bệnh và phục hồi sức khỏe. Tập khí công dưỡng sinh có lợi ích rất lớn cho người bệnh bởi nó giúp tăng kết quả hồi phục, giảm thời gian điều trị. Tập luyện khí công dưỡng sinh theo giúp tăng quá trình biệt hoá, tái tổ chức não của người bệnh và làm giảm đáng kể các thương tật thứ phát. Các triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ rệt, cũng là cơ sở để các thang điểm cho thấy hiệu quả tốt trong can thiệp bằng tập khí công dưỡng sinh đối với thể bệnh đã lựa chọn. Điều này càng được minh chứng rõ qua kết quả điều trị chung, tỷ lệ người bệnh có hiệu quả tốt và khá cao, tương ứng 68,6%. Chỉ có 24,8% người bệnh có hiệu quả điều trị mức độ trung bình và 6,6% người bệnh không hiệu quả.
Yếu tố tuổi, BMI, số mũi tiêm vắc-xin, điểm chất lượng cuộc sống, mức độ khó thở và mệt mỏi có sự khác biệt sau điều trị (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với một số tác giả trong và ngoài nước như: Nguyễn Văn Thảo ghi nhận các yếu tố tuổi, giới tính, nơi cư trú, chỉ số khối cơ thể (BMI), tiêm ngừa vaccin chống COVID-19, người bệnh có tiền sử nhiễm COVID-19 nặng trước đó, bệnh nền có liên quan đến biến chứng thần kinh hậu COVID-19 [3]. Zhang X và cộng sự ghi nhận tuổi, giới tính, mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm Covid-19 có liên quan đến biến chứng thần kinh [4]. Cũng như tác giả Pilotto A và cộng sự và tác giả Nashwa Radwan và cộng sự ghi nhận biến chứng thần kinh ở người bệnhhậu nhiễm COVID-19 liên quan tuổi, giới, mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19 và bệnh đi kèm [5][6]. Mohammed Samannodi cho thấy tuổi là một yếu tố dự báo đáng kể cho các tình trạng sau COVID-19, đặc biệt là ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên với nguy cơ có triệu chứng hậu COVID-19 cao gấp 1,5 lần (KTC 95%: 1,13-1,99) so với nhóm tuổi nhỏ hơn [7].
V. KẾT LUẬN
Phương pháp tập khí công dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng có hiệu quả tốt trong cải thiện các rối loạn hậu COVID-19 thể Phế Tỳ khí hư.
Từ khóa
: Hậu COVID-19,Phế Tỳ khí hư,dưỡng sinh
Tài liệu tham khảo
- Nalbandian A.; Sehgal K.; Gupta A; (2021), "Post-acute COVID-19 syndrome", Med. 27, tr. 601–615.
- F. Farhadian, D. Seilhean và S. Spudich (2021), "Neuropathogenesis of acute coronavirus disease 2019", Curr Opin Neurol. 34(3), tr. 417-422.
- Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Văn Khoe, Ngô Hoàng Toàn và cộng sự. Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan đến biến chứng thần kinh ở bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19 tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 61/2023, 142-147.
- Zhang X, Wang F, Shen Y et al. Symptoms and health outcomes among survivors of Covid-19 infection 1 year after discharge from hospitals in Wuhan, China. JAMA Netw Open. 2021. 4(9), e2127403, doi: 10.1001/jamanetworkopen.2021.27403.
- Pilotto A, Cristillo V, Cotti Piccinelli S et al. Long-term neurological manifestations of Covid19: prevalence and predictive factors. Neurol Sci. 42(12), 4903–4907, doi: 10.1007/s10072-021-05586-4.
- Nashwa Radwan, Nagla Mahmoud, Abdullah Alkattan et al. Neurological Associations Among Covid-19 Patients: A Systematic Review and Meta-Analysis. Dr. Sulaiman Al Habib Medical Journal. 2022. 4, 53-63, doi:10.1007/s44229-022-00010-1.
- Samannodi M, Alwafi H, Naser A Y, Al Qurashi A A, T. Qedair J, et al. Determinants of PostCOVID-19 Conditions among SARS-CoV-2-Infected Patients in Saudi Arabia: A Web-Based Cross-Sectional Study. Diseases. 2022. 10 (3), doi: 10.3390/diseases10030055.