PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

  • 1

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích cơ cấu và phân tích theo phân loại ABC/VEN danh mục thuốc (DMT) sử dụng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp phương pháp định lượng DMT sử dụng tại Bệnh viện từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022. Kết quả: Tổng chi phí tiền thuốc sử dụng năm 2022 của Bệnh viện là 8,14 tỷ đồng với 443 khoản mục, chiếm 8,20% tổng thu viện phí và bảo hiểm y tế. Trong đó: 288/443 khoản mục thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, chiếm 93,79% giá trị sử dụng; 155/443 khoản mục vị thuốc YHCT chiếm 6,21% giá trị sử dụng. Thuốc hóa dược sử dụng 276 khoản mục với giá trị 7,32 tỷ đồng (chiếm 89,00% giá trị sử dụng). Thuốc Biệt dược gốc (BDG) với 70/276 khoản mục chiếm 54,08% giá trị sử dụng. Thuốc thủy châm chiếm 6,29% giá trị sử dụng. Thuốc nhập khẩu sử dụng 170/276 khoản, chiếm 89,9% giá trị sử dụng. Phân tích ABC cho kết quả: các thuốc nhóm A, B chiếm tỷ lệ về khoản mục dưới 20%. Nhóm thuốc N chiếm 0,2% giá trị sử dụng theo phân tích VEN. Kết luận: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022 đã đảm bảo nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bộ Y tế ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện, một trong nhiệm vụ quan trọng của HĐT &ĐT là xây dựng danh mục thuốc (DMT) dùng trong bệnh viện đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và đạt hiệu quả - chi phí. Do đó việc đánh giá hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện thông qua phân tích danh mục thuốc sử dụng bằng các phương pháp phân tích khoa học đã được Bộ Y tế khuyến cáo là rất cần thiết, DMT được xây dựng tốt sẽ là tiền đề cho việc cải thiện chất lượng chăm sóc y tế tại bệnh viện.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa Hạng I, đầu ngành về lĩnh vực châm cứu trực thuộc Bộ Y tế. Với mục tiêu và nhiệm vụ mang lại chất lượng điều trị tốt nhất cho người bệnh, việc lựa chọn và sử dụng danh mục thuốc tại Bệnh viện cần phải được quan tâm nghiên cứu, danh mục thuốc bệnh viện phù hợp là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cân bằng giữa hiệu quả điều trị, hiệu quả kinh tế trong việc cung ứng thuốc. Tuy nhiên đến nay chưa có phân tích cụ thể về danh mục thuốc sử dụng cũng như chưa có đánh giá vấn đề bất cập còn tồn tại trong sử dụng thuốc tại Bệnh viện để giúp Hội đồng thuốc và điều trị có cơ sở xây dựng, lựa chọn thuốc cho phù hợp. Vì thế, việc tiến hành nghiên cứu phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2022 rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn với bệnh viện.

 

 

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: DMT sử dụng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ 01/01/2022 – 31/12/2022.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng.

2.2.2. Chỉ số nghiên cứu gồm: thuốc sử dụng theo nhóm thuốc, theo nhóm tác dụng dược lý, thuốc BDG và thuốc generic, theo đường dùng, theo nguồn gốc xuất xứ, theo phân loại ABC (Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm 75%-80% tổng giá trị tiền và chiếm 10%-20% tổng sản phẩm; hạng B gồm những sản phẩm chiếm 15%-20% tổng giá trị tiền và chiếm 10%-20% tổng sản phẩm; hạng C: gồm những sản phẩm chiếm 5%-10% tổng giá trị tiền và chiếm 60%-80% tổng sản phẩm), theo phân loại VEN (V: Vital - Thuốc tối cần; E: Essential - Thuốc thiết yếu; N: Non – essential - Thuốc không thiết yếu) dựa trên hướng dẫn của WHO[1], hướng dẫn của Bộ Y tế tại Thông tư số 21/2013[2].

2.2.3. Xử lý số liệu: Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Excel khi sử dụng các phương pháp phân tích số liệu: phương pháp tỉ trọng, nhóm điều trị, phân tích ABC, VEN.

 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm thuốc

Bảng 3.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm thuốc

TT

Nhóm thuốc

Khoản mục

Giá trị sử dụng

SL

TL (%)

Giá trị (VNĐ)

TL (%)

1

Thuốc hóa dược; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

288

65,01

7.634.018.535

93,79

2

Vị thuốc

155

34,99

505.635.570

6,21

Tổng

443

100,0

8.139.654.105

100,0

Nhận xét: Trong năm 2022, bệnh viện Châm cứu Trung ương đã sử dụng hơn 8.1 tỷ đồng tiền thuốc của 443 khoản mục, chiếm 8,2% tổng thu viện phí và BHYT của Bệnh viện. Trong đó chủ yếu sử dụng các thuốc  hóa dược; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu chiếm giá trị sử dụng là 93,79%.

 

3.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

TT

Nhóm thuốc điều trị

Khoản mục

Giá trị sử dụng

SL

TL (%)

Giá trị (VNĐ)

TL (%)

I

Thuốc hóa dược

1

Thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

51

17,71

2.154.038.742

28,22

2

Thuốc tim mạch

26

9,03

1.547.687.118

20,27

3

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

12

4,17

1.274.491.037

16,69

4

Thuốc chống co giật, chống động kinh

7

2,43

495.123.318

6,49

5

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

22

7,64

384.797.636

5,04

6

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không Steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

22

7,64

375.149.061

4,91

7

Khoáng chất và vitamin

13

4,51

282.591.487

3,70

8

Thuốc đường tiêu hóa

34

11,81

225.116.474

2,95

9

Dung dịch điều chỉnh nước, điện  giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

15

5,21

182.338.014

2,39

10

Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase

3

1,04

98.999.464

1,30

11

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

13

4,51

85.815.281

1,12

12

Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng

7

2,43

83.439.456

1,09

13

Nhóm thuốc còn lại (09 nhóm)

51

17,72

126.443.516

1,66

 

Tổng

276

95,83

7.316.233.158

95,84

II

Thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu

1

Thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm

4

1,39

  135.605.354

1,78

2

Thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

2

0,69

   99.264.380

1,30

3

Thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì

2

0,69

   51.415.824

0,67

4

Thuốc chữa các bệnh về phế

2

0,69

    12.305.519

0,16

5

Thuốc khu phong trừ thấp

1

0,35

     6.733.800

0,09

6

Thuốc chữa bệnh về ngũ quan

1

0,35

   12.460.500

0,16

 

Tổng

12

4,17

  317.785.377

4,16

 

Tổng

288

100,0

7.634.018.535

100,0

Nhận xét: Tổng chi phí thuốc hóa dược; thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu sử dụng tại bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022 là hơn 7.6 tỷ đồng, bao gồm 288 khoản mục của 27 nhóm tác dụng dược lý. Ba nhóm thuốc hóa dược có giá trị sử dụng cao nhất là: nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 28,22% GTSD; nhóm thuốc tim mạch chiếm 20,27% GTSD; nhóm Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh chiếm 16,69 %  GTSD. Thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu được sử dụng chưa nhiều chiếm 4,16% GTSD.

3.3. Cơ cấu DMT hóa dược sử dụng theo đường dùng

Bảng 3.3. Cơ cấu DMT sử dụng theo đường dùng

TT

Phân loại

Khoản mục

Giá trị sử dụng

SL

TL (%)

Giá trị (VNĐ)

TL (%)

1

Thuốc uống

146

52,90

3.852.086.658

52,65

2

Thuốc tiêm, truyền

80

28,99

2.623.018.455

35,85

3

Thuốc thủy châm

8

2,90

460.169.857

6,29

4

Các đường dùng khác

42

15,22

380.958.188

5,21

Tổng

276

100,0

7.316.233.158

100,0

 

            Nhận xét: Thuốc dùng đường uống chiếm 52,9% SLKM và 52,65% GTSD. Đặc thù của Bệnh viện Châm cứu Trung ương có đường dùng là đường thủy châm với 08/276 khoản, chiếm 6,29% GTSD.

3.4. Cơ cấu DMT hóa dược sử dụng theo thuốc BDG và generic, theo nguồn gốc xuất xứ

Bảng 3.4. Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc BDG và generic, theo nguồn gốc xuất xứ

Đặc điểm phân loại

Khoản mục

Giá trị sử dụng

SL

TL (%)

Giá trị (VNĐ)

TL (%)

Thuốc BDG và generic

Generic

206

74,64

3.359.836.717

45,92

Biệt dược gốc

70

25,36

3.956.396.441

54,08

Nguồn gốc xuất xứ

Sản xuất trong nước

106

38,41

739.179.055

10,10

Nhập khẩu

170

61,59

6.577.054.103

89,90

 

Nhận xét: Năm 2022, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã sử dụng thuốc biệt dược gốc với tỷ lệ cao chiếm 54,08% GTSD, và sử dụng thuốc nhập khẩu chiếm 89,9% GTSD.

3.5. Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu sử dụng theo phân tích ABC

Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc hóa dược; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu sử dụng

theo phân tích ABC

TT

Nhóm thuốc

Khoản mục

Giá trị sử dụng

SL

TL

 (%)

Giá trị

(VNĐ)

TL

 (%)

1

A

45

15,63

6.100.954.234

79,92

2

B

57

19,79

1.144.228.788

14,99

3

C

186

64,58

388.835.513

5,09

Tổng

288

100,0

7.634.018.535

100,0

Nhận xét: Kết quả phân tích ABC chỉ ra rằng: cơ cấu mua sắm thuốc của bệnh viện tập trung ở các nhóm A và B: thuốc hạng A chiếm 15,63% về SLKM, thuốc hạng B chiếm 19,79% về SLKM. Số lượng khoản mục ở nhóm A và nhóm B đều dưới 20% cho thấy sự mua sắm khá tập trung trong danh mục thuốc.

3.6. Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền sử dụng theo phân tích VEN

Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc hóa dược; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền sử dụng

 theo phương pháp phân tích VEN

 

TT

Nhóm thuốc

Khoản mục

Giá trị sử dụng

SL

TL

 (%)

Giá trị

(VNĐ)

TL

 (%)

1

V

50

17,36

212.609.526

2,79

2

E

221

76,74

7.405.783.674

97,01

3

N

17

5,90

15.625.335

0,20

Tổng

288

100,0

7.634.018.535

100,0

 

Nhận xét: Thuốc nhóm N gồm 17 khoản và chiếm rất ít kinh phí, chiếm 0,2% GTSD.

 

  1. BÀN LUẬN

Kết quả phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022 cơ bản phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện thông qua tỷ lệ khoản mục và giá trị sử dụng của một số nhóm thuốc được sử dụng chủ yếu như:  nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 28,22% GTSD; nhóm thuốc tim mạch chiếm 20,27% GTSD; nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh chiếm 16,69 %  GTSD. Việc sử dụng thuốc YHCT năm 2022 chiếm tỷ lệ thấp so với định hướng phát triển sử dụng thuốc YHCT tại bệnh viện.

Theo đường dùng thì cơ cấu sử dụng đường uống là chủ yếu, chiếm hơn 50% về khoản mục và tỷ lệ, kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của bệnh viện YHCT Trung ương năm 2018 (60% SLKM, 78% GTSD), bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2021 (58,5% SLKM, 76,5%GTSD), bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh [3] [4] [5]. Đặc thù của Bệnh viện Châm cứu Trung ương có đường dùng thuốc là đường thủy châm, thuốc thủy châm thuộc 02 nhóm tác dụng dược lý: nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh, nhóm thuốc khoáng chất và vitamin.

Qua phân tích cho thấy Bệnh viện Châm cứu Trung ương sử dụng chủ yếu là thuốc Biệt dược gốc (chiếm 54,08% GTSD), kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện như: Bệnh viện YHCT Trung ương năm 2018 (chiếm 41,01% GTSD), bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2021 (24,6% GTSD), Bệnh viện YHCT Bộ Công An năm 2019 (chiếm 36,9% GTSD) [3] [4] [6]. Nếu xét tổng chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022 so với tổng tiền thu viện phí và bảo hiểm y tế thì kinh phí sử dụng thuốc của Bệnh viện so với các bệnh viện khác lại rất thấp (chỉ chiếm 8,2%). Bệnh viện vẫn nên cân nhắc sử dụng thay thế thuốc BDG bằng các thuốc generic nhóm 1 có cùng nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, có tác dụng tương đương và tăng cường sử dụng thuốc YHCT giúp tiết kiệm chi phí. Kết quả của phân tích ABC, VEN cho thấy cơ cấu mua sắm thuốc tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022 là tương đối hợp lý.

  1. KẾT LUẬN

Qua phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2022, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Tổng chi phí tiền thuốc sử dụng năm 2022 của Bệnh viện là 8,14 tỷ đồng với 443 khoản mục, chiếm 8,20% tổng thu viện phí và BHYT. Trong đó: 288/443 khoản mục thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, chiếm 93,79% giá trị sử dụng; 155/443 khoản mục vị thuốc YHCT chiếm 6,21% giá trị sử dụng. Thuốc hóa dược sử dụng 276 khoản mục với giá trị 7,32 tỷ đồng (chiếm 89,00% giá trị sử dụng). Thuốc Biệt dược gốc với 70/276 khoản mục chiếm 54,08% giá trị sử dụng. Thuốc thủy châm chiếm 6,29% giá trị sử dụng. Thuốc nhập khẩu sử dụng 170/276 khoản, chiếm 89,9% giá trị sử dụng. Phân tích ABC cho kết quả: các thuốc nhóm A, B chiếm tỷ lệ về khoản mục dưới 20%. Nhóm thuốc N chiếm 0,2% giá trị sử dụng theo phân tích VEN. Phân tích ABC, VEN cho thấy cơ cấu mua sắm thuốc tại bệnh viện là tương đối hợp lý. Với vai trò là Bệnh viện thuộc khối các bệnh viện YHCT, Bệnh viện cần tăng cường sử dụng thuốc YHCT các năm sau.  

Từ khóa

Danh mục thuốc,ABC,VEN,Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Tài liệu tham khảo

  1. Tổ chức y tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - cẩm nang hướng dẫn thực hành, Bản dịch.
  2. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 8/8/2013, Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội
  3. Nguyễn Thị Vân (2018), Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện y hoc cổ truyền Trung ương năm 2018, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
  1. Nguyễn Thị Thơm (2022), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền năm 2021, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
  2. Ngô Thùy Linh (2021), Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Huyện Mê Linh thành phố Hà Nội năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học dược Hà Nội.
  3. Lưu Thị Dung (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an năm 2019, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
  4. Bộ Y tế (2018), Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Hà Nội
  5. Bộ Y tế (2015), Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ y tế ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, Hà Nội
Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail