Nghiên cứu tác dụng lâm sàn của siêu âm kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

  • 7
Cỡ chữ:

Tóm tắt

Mục tiêu:Đánh giá kết quả lâm sàng sàng của siêu âm kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước sau và có đối chứng. 60 bệnh nhân ≥18 tuổi (30 BN nhóm nghiên cứu, 30 BN nhóm đối chứng) được chẩn đoán đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 5/2019- 10/2019. Kết quả: Hiệu quả giảm đau: BN có cải thiện rõ rệt giữa trước và sau điều trị, điểm VAS trung bình giảm từ 6,32±1,04 (trước điều trị) xuống còn 0,7±0,69 (sau 20 ngày điều trị).Cải thiện tầm vận động cột sống (trước và sau 20 ngày điều trị): Độ giãn cột sống từ 1,10±0,61 (cm) tăng lên thành 3,82±0,44 (cm); Độ nghiêng cột sống từ 19,27±1,95 (độ) tăng lên thành 29,77±1,49 (độ);Độ gấp cột sống từ 53,3±7,06 (độ) lên thành 83,83±5,4 (độ);Độưỡn cột sống từ 15,23±1,96(độ)lên thành 28,7±2,77(độ). Kết luận:Siêu âm kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả trên lâm sàng trong điều trịđau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Từ khóa:siêu âm trị liệu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

1. Đặt vấn đề 

Đau thắt lưng (ĐTL) là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông, bao gồm da, tổ chức dưới da, cơ, xương và các bộ phận ở sâu. Đau có thể kèm theo biến dạng, hạn chế vận động hoặc không [1],[7].ĐTL rất hay gặp trong thực hành lâm sàng. Trong cộng đồng, khoảng 65-80% những người trưởng thành có gặp tình trạng ĐTL, cấp tính hoặc từng đợt trong cuộc đời và khoảng 10% chuyển thành ĐTL mạn tính [1]. 

ĐTL là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém [2]. Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới tuổi 45, là lý do đứng thứ 2 khiến bệnh nhân (BN) phải đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện thứ 5 và đứng hàng thứ 3 trong số các bệnh phải phẫu thuật [9]. 

Hiện nay Y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều phương pháp đểđiều trịĐTL do TVĐĐ.YHHĐđã có nhiều phương pháp điều trị như: Vật lý trị liệu, laser, dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, phẫu thuật khi có chỉđịnh. Tuy nhiên, các phương pháp trên lại chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả lâu dài cũng như những hạn chế, tác dụng phụ không mong muốn (viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy giảm chức năng gan thận,…). Gần đây,một số nghiên cứu đã cho thấy siêu âm có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng hấp thu dịch nề, giảm các triệu chứng viêm vàđược áp dụng trong trị liệu. YHCT với hàng ngàn năm kinh nghiệm đãđiều trịĐTL do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) bằng thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt (XBBH), trong đó phương pháp điện châm kết hợp XBBH đãđược chứng minh hiệu quả [2],[3],[5],[6]. 

Việc sử dụng các phương pháp đơn lẻ trong điều trịĐTL do TVĐĐđãđược minh chứng trong khá nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, việc kết hợp cả ba phương pháp của YHHĐ và YHCT trong việc tối ưu hóa hiệu quảđiều trị và hạn chế các tác dụng không mong muốn thìhiện chưa có nghiên cứu nào đề cập tới. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả lâm sàng của siêu âm kết hợp điện châm và XBBHđiều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân TVĐĐ nói riêng, cũng như thực hiện chủ trương lớn của ngành Y tế nói chung đó là “hiện đại hóa YHCT và kết hợp YHCT với YHHĐ trong chẩn đoán và điều trị”. 

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 

2.1. Ðối tượng nghiên cứu 

- BN từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán:  

+ Theo YHHĐ: đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. 

+ Theo YHCT: Yêu thống, thể huyết ứ đơn thuần hoặc thể huyết ứ trên nền can thận hư. 

- Được điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 5/2019 đến tháng 10/2019. 

* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:  

- BN đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTL do TVĐĐ: theo YHHĐ và YHCT 

- BN đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu 

- Không có các triệu chứng, rối loạn, bệnh lý… phải chống chỉ định điều trị. 

*Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: 

- BN ĐTL không do TVĐĐ, các BN không thuộc thể huyết ứ. 

- BN có chống chỉ định với siêu âm trị liệu như vùng mắt, tai, vùng chứa khối u, vết thương hở,... 

- BN có tiền sử chấn thương cột sống thắt lưng nặng hoặc kèm theo các bệnh mạn tính khác (suy tim, bệnh tâm thần, rối loạn đông máu, đái tháo đường, bệnh da liễu,…) 

- BN không tuân thủ theo quy trình điều trị. BN bỏ quá một ngày không điều trị hoặc sử dụng thêm các phương pháp ngoài phương pháp nghiên cứu. 

2.2. Phương pháp nghiên cứu 

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 

Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước sau và có đối chứng. 

2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu: 

- Cỡ mẫu nghiên cứu: theo cỡ mẫu tối thiểu n = 60. 

- BN được phân nhóm theo cách ghép cặp,phân bố vào hai nhóm sao cho có sự tương đồng về tuổi, giới, mức độ đau. 

+ Nhóm I (Nhóm nghiên cứu): điều trị bằng phương pháp Siêu âm kết hợp Điện châm, XBBH 

+ Nhóm II (Nhóm đối chứng): điều trị bằng phương pháp Điện châm, XBBH. 

2.2.3. Quy trình nghiên cứu 

a) Nhóm II (Nhóm đối chứng) 

  •  Theo quy trình: Điện châm → XBBH. 
  • Công thức huyệt: chọn huyệt theo phương pháp huyệt tại chỗ, tuần kinh thủ huyệt, biện chứng luận trị. 
  • Phương huyệt: 

+ Tả huyệt: Giáp tích L2-5, Đại trường du, Khí hải du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thứ liêu, Yêu dương quan.  

+ Bình bổ bình tả: Ủy trung (châm thẳng 0,5-1 thốn).  

+ Bổ: Tam âm giao, Thái khê, Thận du 

+ Kích thích bằng máy điện châm 

  • Mắc mỗi cặp dây cho 2 huyệt cùng tên, hoặc cùng đường kinh. 
  • Điều chỉnh cường độ và tần số cho phù hợp (tùy theo tình trạng bệnh và ngưỡng chịu đựng của từng người : 

Bổ: Tần số 1- 4 Hz, cường độ 1- 5 microampe. 

Tả: Tần số 5- 10 Hz, cường độ 0- 100 microampe. 

  • Thời gian kích thích cho mỗi lần điện châm 30 phút. 
  • Liệu trình: 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 20 ngày. 

Dùng các thủ thuật xoa, xát, lăn, bóp và day ấn huyệt

  • Thủ thuật 1: Xát 
  • Xát dọc cột sống thắt lưng bằng gốc của bàn tay theo chiều từ dưới lên trên khoảng 5 phút. 
  • Thủ thuật 2: Xoa 
  • Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn vào da người bệnh vùng thắt lưng, hông, và di động theo đường tròn, từ trên xuống dưới, mức độ làm từ chậm đến nhanh dần, ấn nhẹ đến nặng dần. Thực hiện khoảng 5 phút. 
  • Thủ thuật 3: Lăn 
  • Dùng khớp ngón tay, bàn tay của các khớp ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa với một sức ép nhất định vận động khớp cổ tay để làm ba khớp ngón tay, bàn tay lần lượt lăn dọc trên vùng thắt lưng hai bên. Thực hiện khoảng 5 phút. 
  • Thủ thuật 4: Bóp 
  • Dùng ngón tay cái và các ngón kia bóp dọc vùng cơ cạnh sống, vừa bóp vừa 
  • kéo nhẹ cơ lên, thực hiện khoảng 5 phút. 
  • Thủ thuật 5: Ấn ( Day huyệt) 
  • Dùng ngón tay cái hoặc khuỷu tay day, ấn vào các huyệt vùng dọc 2 bên cột sống thắt lưng, mông, chân. Thực hiện khoảng 5 phút. 
  • Thời gian cho mỗi lần XBBH: 25 phút. 

b) Nhóm I (Nhóm nghiên cứu) 

- Theo quy trình: Điện châm Siêu âm → XBBH. 

-Phác đồ huyệt, kỹ thuật điện châm và XBBH tương tự nhóm II 

  • Siêu âm trị liệu: 

+ Siêu âm chế độ xung theo tỷ lệ 1:5 với liều 0,5 - 1,2 w/cm2 

+ Cường độ từ 0,5 – 1,2 Watt/cm2 

+ Thời gian cho mỗi lần siêu âm là 10 phút 

+ Liệu trình điều trị: 1 lần/ngày x 20 ngày 

2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 

  • Kim châm cứu: có 2 loại kim (0,3x25mm và 0,3x40mm) thép không rỉ chân bạc, vô trùng, dùng một lần(Công ty thiết bị y tế Hải Nam, Bắc Ninh, Việt Nam phân phối). 
  • Máy điện châm M8 do Viện Châm cứu Trung ương sản xuất. 
  • Máy siêu âm trị liệu ST-10A do Hãng Stratek (Hàn Quốc) sản xuất. 
  • Thước đo tầm vận động cột sống (theo phương pháp Zero). 
  • Thước đo thang điểm VAS của hãng Astra- Zeneca. 
  • Thước dây. 
  • Bông cồn vô trùng, gel siêu âm, kẹp không mấu, khay quả đậu. 

2.2.5. Chỉ tiêu quan sát và đánh giá 

* Các chỉ tiêu lâm sàng của hai nhóm được theo dõi, đánh giá tại 3 thời điểm: 

- Trước điều trị (ngày vào viện đầu tiên). 

- Sau 10 ngày điều trị. 

- Sau 20 ngày điều trị (không tính ngày nghỉ). 

* Các chỉ tiêu lâm sàng 

- Mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS 

- Tính chất khởi phát 

- Độ giãn cột sống thắt lưng 

-Đo tầm vận động CSTL 

2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 

  • Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng y đức của Học viện Y Dược Học Cổ truyền VN thông qua 

- Các BN tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu. 

- Khi BN có dấu hiệu bệnh nặng thêm hoặc yêu cầu dừng nghiên cứu thì sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác đồ điều trị. 

2.2.7. Xử lý và phân tích 

- Xử lý theo phươngpháp thống kê y sinh học, phần mềm SPSS 20.0. 

- Sử dụng các thuật toán:Tính tỷ lệ %, trung bình (), độ lệch chuẩn (SD), so sánh 2 giá trị trung bình (Test t – student), So sánh các tỷ lệ (Chi-Square). Mức ý nghĩa thống kê (p<0,05). 

3. Kết quả 

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Nhóm bệnh nhân giới tính 

Nhóm 

Giới 

Nhóm I (1) 

Nhóm II (2) 

p(1)-(2) 

Số BN 

Tỷ lệ % 

Số BN 

Tỷ lệ % 

Nam 

12 

40,0% 

13 

43,3% 

>0,05 

Nữ 

18 

60,0% 

17 

56,7% 

Cả hai nhóm BN đều có tỉ lệ nữ cao hơn nam. Tỉ lệ nam và nữ ở hai nhóm nghiên cứu là tương đương nhau (p>0,05). 

Kết quả so sánh về các yếu tố như: độ tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử khởi phát bệnh, mức độ TVĐĐ, mức độ tổn thương thần kinh ngoại vi cho thấy hai nhóm không có sự khác biệt (p>0,05). 

3.2. Tác dụng trên lâm sàng của siêu âm kết hợp điện châm và XBBH 

Bảng 3.2. So sánh các chỉ số lâm sàng trước điều trị 

Nhóm 

Chỉ số 

Nhóm I (1) 

± SD 

Nhóm II (2) 

± SD 

p(1)-(2) 

VAS (điểm) 

6,32 ± 1,04 

6,02 ± 1,01 

> 0,05 

Schober (cm) 

1,18 ± 0,58 

1,10 ± 0,61 

> 0,05 

Gấp (độ) 

53,30 ± 7,06 

53,77 ± 6,67 

> 0,05 

Ưỡn (độ) 

15,23 ± 1,96 

15,40 ± 2,16 

> 0,05 

Nghiêng (độ) 

19,23 ± 1,95 

19,07 ± 1,91 

> 0,05 

Các chỉ số lâm sàng trước điều trị ở hai nhóm là tương đồng, không có sự khác biệt(p>0,05). 

Bảng 3.3. Điểm VAS trung bình tại thời điểm trước điều trị, 10 ngày và 20 ngày điều trị 

Thời điểm 

Nhóm 

D0 (a) 

D10 (b)<span data-ccp-props="{"201341983":0,"335551550":2,"335551620":2,"335559685":720,"335559739":200,"335559740":240,"4697774

Từ khóa

siêu âm trị liệu,điện châm,xoa bóp bấm huyệt,đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

Tài liệu tham khảo

  1. Trn Ngc Ân, Nguyn Th Ngc Lan (2015),Phác đồ chn đoán điu tr các bnh cơ xương khp thường gp, Nhà xut bn giáo dc Vit Nam, tr.198-205. 
  2. Bệnh viện Bạch Mai (2012), Đau cột sống thắt lưng, Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.647-649. 
  3. Trần Thái Hà (2012), Nghiên cứu bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm, Luận án tiến , Trường Đại học Y Hà Nội. 
  4. Bùi Việt Hùng (2014), Đánh giá tác dụng của điện trường châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm. Luận văn thạc y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 
  5. Nghiêm Thị Thu Thủy (2013), Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Luận văn tốt nghiệp bác nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 
  6. Kiên Trinh (2011), Hiệu quả điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống và phương pháp mãng châm,Tạp chí châm cứu Việt Nam, ́ 2, tr.18-26. 
  7. Trường Đại hc Y Hà Ni (2004), Bnh hc ni khoa tp II, Nhà xut bn Y hc, Hà Ni, tr.403-416. 
  8. Jean D.Wilson, M.D et al (1999), Các biểu hiện chủ yếu của bệnh, Các nguyên lý y học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.71-85. 
  9. Anderson GBJ (1997), The epidemiology of spinal disorders, The adult spine: principles and practice, 2nd ed, pp.93-141. 
  10. principles and practice, 2nd ed, pp.93-141. 
Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail