HIỆU QUẢ CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG CỦA NHĨ CHÂM KẾT HỢP THỂ CHÂM TRÊN NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI

  • 1

Tóm tắt

TÓM TẮT Mục tiêu: Nhồi máu não để lại di chứng rất nặng nề. Theo Y học Cổ truyền, phục hồi chức năng vận động tay chân liệt, có nhiều nghiên cứu hiệu quả như điện châm, nhĩ châm... Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành đánh giá hiệu quả cải thiện vận động tay chân liệt của nhĩ châm (huyệt Dưới vỏ - AT4) kết hợp điện châm trên người bệnh nhồi máu não giai đoạn phục hồi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, không mù. 108 NB được thực hiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM. Tiêu chuẩn đánh giá: số vòng người bệnh bỏ được trong 01 phút và trong 03 phút và thời gian đi bộ 10m có dụng cụ hỗ trợ, dựa vào thang đo Barthel với 4 liệu trình (4 tuần). Kết quả: test số vòng 01 phút, 03 phút cho thấy ở nhóm can thiệp cải thiện sớm hơn so với nhóm chứng, nhưng hiệu số vòng sau mỗi tuần khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Thời gian đi bộ 10m cải thiện, rút ngắn thời gian và chỉ số Barthel đánh giá phục hồi vận động chung cải thiện tốt hơn. Kết luận: Không có sự khác biệt về phục hồi vận động bàn tay giữa 2 nhóm. Phục hồi vận động chi dưới ở nhóm can thiệp (tốt) hơn nhóm chứng sau liệu trình 1(tuần 1), liệu trình 2(tuần 2), liệu trình 3(tuần 3), liệu trình 4(tuần 4). Điểm số Barthel có thay đổi (tăng lên) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau điều trị từ liệu trình 2.

Từ khóa

nhồi máu não giai đoạn phục hồi,điện châm,chỉ số Barthel,huyệt dưới vỏ (AT4)

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Miao D, Lei KT and et al. (2020). Auricular Intradermal Acupuncture as a Supplementary Motor Rehabilitation Strategy in Poststroke Patients: A Randomized Preliminary Clinical Study. Evid Based Complement Alternat Med, 2020: 5094914.
  2. Baig SS, Falidas K and et al. (2019). Transcutaneous Auricular Vagus Nerve Stimulation with Upper Limb Repetitive Task Practice May Improve Sensory Recovery in Chronic Stroke. J Stroke Cerebrovasc Dis, 28(12): 104348.
  3. Dawson J, Pierce D and et al. (2016). Safety, Feasibility, and Efficacy of Vagus Nerve Stimulation Paired With Upper-Limb Rehabilitation After Ischemic Stroke. Stroke, 47(1): 143-50.
  4. Mahoney FI, Barthel D (1965). Đánh giá chức năng: chỉ số Barthel. Maryl and State Medical Journal, 14: 56-61
  5. Powers WJ, Rabinstein AA and et al. (2019). Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: 2019 Update to the 2018 Guidelines for the Early Management of Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 50(12):e344-e418.
  6. Trịnh Thị Diệu Thường, Phan Quan Chí Hiếu (2008). Hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ của thể châm cải tiến phối hợp tập vận dộng chủ động. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(4): 18-27.
  7. Quyết định 073/QĐ-YHCT ngày 04/05/2015 (2015). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên ngành châm cứu - xoa bóp bấm huyệt. Bệnh viện y học cổ truyền TPHCM.
  8. Đoàn Thị Nguyền, Phan Quan Chí Hiếu (2012). Khảo sát những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu tại Trà Vinh. Y học TP.HCM, 16(1): 72.
  9. Redgrave JN, Moore L and et al. (2018). Transcutaneous Auricular Vagus Nerve Stimulation with Concurrent Upper Limb Repetitive Task Practice for Poststroke Motor Recovery: A Pilot Study. J Stroke Cerebrovasc Dis, 27(7): 1998-2005.
Bài viết liên quan

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SIÊU ÂM TRỊ LIỆU KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ BÀI TẬP GẬY TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG CỔ GÁY THỂ PHONG HÀN BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP ĐÁNH CỒN THUỐC

Bước đầu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của điện châm với một số thể rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail