Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thận hư bằng một số phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật tạo thuận vận đo·

  • 5
Cỡ chữ:

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thận hư bằng kỹ thuật tạo thuận vận động kết hợp xoa bóp, bấm huyệt , điện châm, thủy châm. - Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị và theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp. Đối tượng nghiên cứu:80 bệnh nhi được chẩn đoán bại não thể can thận hư Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng, so sánh hiệu quả trước và sau điều trị. Kết quả: Sau 2 tháng điều trị: 100% các trẻ đều có tiến triển ở các mức độ trong đó ở nhóm nghiên cứu tiến triển tốt 15% , khá 77,5%, trung bình 7,5% . Ở nhóm chứng khá 57,5 %, trung bình 42,5 %

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó PHCN về vận động là lĩnh vực đóng một vai trò chính yếu đối với sự phát triển của trẻ bại não. Việc tạo dựng khả năng vận động đúng đắn cho trẻ phát triển và làm cơ sở nền tảng cho những khả năng khác (nói, đọc, viết...) là một vấn đề quan trọng. Có rất nhiều phương pháp PHCN về vận động cho trẻ bại não như: tập vận động thụ động, tập các hoạt động chức năng.[5]…Các kỹ thuật tạo thuận vận động (KTTTVĐ) là hệ thống các bài tập có rất nhiều ưu điểm, đang được áp dụng tại một số trung tâm điều trị trẻ bại não, trong đó bệnh viện châm cứu trung ương (BVCCTW) đã và đang kết hợp kỹ thuật tạo thuận vận động với các phương pháp phục hồi chức năng vận động của y học cổ truyền và đem lại hiệu quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa thấy có nghiến cứu nào tiến hành đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tạo thuận vận động kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng vận động của y học cổ truyền  mà bệnh viện châm cứu trung ương đang thực hiện. 

Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả phục hồi vận động cho trẻ, giúp trẻ sớm hòa nhập với gia đình và xã hội, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thân hư bằng một số phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp kỹ thuật tạo thuận vận động”  

 

II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  

1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm các bệnh nhi từ 24 tháng đến 72 tháng tuổi không phân biệt giới được chẩn đoán bại não thể co cứng được khám và điều trị nội trú tại Khoa điều trị và chăm sóc trẻ bại não Bệnh viện Châm cứu Trung Ương đáp ứng tiêu chuẩn chọn và phân loại bệnh nhân nghiên cứu. 

1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 

Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Điều trị và chăm sóc trẻ bại não, khoa Nhi, khoa Điều trị Liệt trẻ em Bệnh viện Châm cứu Trung Ương. 

Địa chỉ: Số 49, Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, tp  Hà Nội. 

Thời gian: Từ tháng 07/2019  đến tháng 03/2020. 

2. Phương pháp nghiên cứu  

2.1. Thiết kế nghiên cứu 

Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. 

2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình : 

n = Z2 (α.β) ( 2S2x2) 

Trong đó : 

S: Độ lệch chuẩn (được lấy theo nghiên cứu trước đó của Russell với S = 24,7) [61], giả sử độ lệch chuẩn trước và sau điều trị là như nhau. 

Δx: Sự khác biệt về điểm số GMFM trung bình giữa trước và sau điều trị theo mong muốn của chúng tôi là: Δ x = sau -trước = 11 điểm 

α: Mức ý nghĩa thống kê, là xác xuất phạm sai lầm loại I (loại bỏ Ho khi nó đúng), ở đây em muốn độ tin cậy là 95% hay α = 0,05. 

β: Xác xuất của việc phạm sai lầm loại II (chấp nhận Ho khi nó sai),p thông thường được xác định là 0,1 hoặc 0,2 hay 0,5. 

Trong nghiên cứu này em chọn β = 0,2. 

Z2 (α.β): Tra bảng Z2 (α.β) khi biết αβ 

Áp dụng vào nghiên cứu : n = 7,9(2x24,72/ 112)≈ 79,66 

Từ kết quả trên để đảm bảo độ tin cậy chúng tôi chọn 80 bệnh nhi đủ tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, sau đó chia làm hai nhóm (nhóm I và nhóm II) mỗi nhóm 40 bệnh nhi, theo phương pháp ghép cặp đồng đều về mức độ liệt và mức độ co cứng cơ. 

3. Xử lý và phân tích số liệu 

- Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0. 

- Sử dụng các thuật toán: 

+ Tính tỷ lệ phần trăm (%) 

+ Tính giá trị trung bình   

+ Tính độ lệch chuẩn (SD) 

+ So sánh giá trị trung bình dùng test t-Student, One Way Anova 

+So sánh các tỷ lệ bằng kiểm định , Fisher’s Exact test 

 

III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

3.1.Điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động trước và sau PHCN của hai nhóm. 

Bảng 3.1 Điểm GMFM tại các mốc vận động trước và sau PHCN của nhóm nghiên cứu. 

Điểm  

 

Mục tính điểm 

Trước PHCN (1) 

Sau 04 tuần PHCN (2) 

Sau 08 tuần PHCN (3) 

p1-3 

(± SD) 

(± SD) 

(± SD) 

Lẫy 

84,17 ± 11,13 

93,70 ± 6,21 

97,07 ± 4,46 

0,01 

Ngồi 

68,99 ± 17,19 

78,01 ± 18,85 

89,06 ± 11,17 

0,01 

Bò, Quỳ 

52,92 ± 21,10 

60,33 ± 20,20 

71,08 ± 15,98  

0,01 

Đứng 

29,89  ± 22,32 

36,50 ± 20,11 

44,56 ±20,04 

0,01 

Đi, nhảy 

10,53 ± 15,15 

16,53 ± 19,97 

20,85 ± 20,56 

0,01 

Tổng điểm GMFM 

49,34 ± 13,98 

57,02 ± 13,58 

64,63 ± 12,10 

 

Nhận xét: Sau điều trị, điểm GMFM tại các mốc lẫy, ngồi, bò - quỳ, đứng, đi - nhảy đều tăng hơn so với trước điều trị,trong đó thay đổi nhiều nhất tại mốc ngồi và thấp nhất đi, nhảy. Sự khác nhau về điểm số GMFM giữa các mốc vận động ở trước và sau điều trị đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 

Bảng 3.2 Điểm GMFM  tại các mốc vận động trước và sau PHCN của nhóm chứng

Điểm  

 

Mục tính điểm 

Trước PHCN(1) 

Sau 04 tuần PHCN (2) 

Sau 08 tuần PHCN (3) 

P1-3 

(± SD) 

(± SD) 

(± SD) 

Lẫy 

84,58 ± 12,74 

91,46±8,33 

95,00 ±5,91 

0,01 

Ngồi 

68,61± 13,88 

76,51±13,72 

82,24 ± 12,77 

0,01 

Bò, Quỳ 

53,45± 17,62 

58,50±17,18 

63,08 ± 15,12 

0,01 

Đứng 

30,44 ± 17,52 

35,05±18,13 

39,67 ± 17,54 

0,01 

Đi, nhảy 

11,52± 14,84 

13,05±15,17 

17,22 ± 16,75 

0,01 

Tổng điểm GMFM 

49,65±12,35 

54,91±12,32 

59,60±11,85 

 

Nhận xét: Sau điều trị, điểm GMFM tại các mốc lẫy, ngồi, bò - quỳ, đứng, đi - nhảy đều tăng hơn so với trước điều trị,trong đó thay đổi nhiều nhất tại mốc ngồi và thấp nhất đi, nhảy. Sự khác nhau về điểm số GMFM giữa các mốc vận động ở trước và sau điều trị đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 

Bảng 3.3. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc lẫy trước và sau điều trị. 

  Nhóm                      

Thời điểm 

Nhóm I 

(a) 

Nhóm II 

(b) 

Điểm chênh TB 

(± SD) 

Pa-b 

T0(1) 

(± SD) 

84,17 ± 11,13 

84,58 ± 12,74 

- 0,42 ± 2,67 

0,583 

T4(2) 

(± SD) 

93,70 ± 6,21 

91,46±8,33 

2,24  ± 1,64 

0,436 

T8(3) 

(± SD) 

97,07 ± 4,46 

95,00 ±5,91 

2,07 ± 1,17 

0,072 

Điểm chênh TB 

(± SD) 

12,91 ± 9,61 

10,42 ± 8,60 

 

P1-3 

0,01 

0,01 

 

Nhận xét: Hai nhóm có tổng điểm GMFM trung bình tại mốc lẫy gần tương đương nhau chênh lệch tại thời điểm T0 giữa nhóm I( Nhóm nghiên cứu) với Nhóm II ( nhóm chứng)  là -0,42 ± 2,67, cả hai nhóm đều tiến triển và giữa các mốc tiến triển có sự thay đổi khác nhau, tăng nhiều nhất tại thời điểm T4 sự chêch lệch là 2,24 ± 1,64.Tổng điểm GMFM trung bình của hai nhóm sau điều trị khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 

Điểm chênh trung bình nhóm I là 12,91 ± 9,61, nhóm II là 10,42 ± 8,60; sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 

Bảng 3.4. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc ngồi trước và sau điều trị 

 Nhóm              

Thời điểm 

Nhóm I 

(a) 

Nhóm II 

(b) 

Điểm chênh TB 

(± SD)Từ khóa

Trẻ bại não,điện châm,xoa bóp bấm huyệt,kỹ thuật tạo thuận vận động

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế (2015) Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.35-37, tr.53-55 
  2. Bộ Y tế (2016)  “Bài 13 Phục hồi chức năng cho trẻ bại não ” Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học – Hà Nội, 2016. Tr. 182-183. 
  3. Bộ Y tế (2010)Tài liệu số 10 “Phục hồi chức năng cho trẻ bại não”Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2010. Tr. 19-31 
  4. Bùi Thị Thanh Thúy (2003), Nghiên cứu tác dụng của mãng điện châm điều trị liệt vận động ở trẻ bại não do một số nguyên nhân trong khi sinh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 3-79. 
  5. Nguyễn Thị Minh Thủy (2001), "Kết quả bước đầu điều tra dịch tễ bại não tại tỉnh Hà Tây", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học- Hội phục Hồi chức năng Việt Nam, số 7, Nhà xuất bản Y học, tr. 292- 303. 
  6. Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền (2017), Nhi khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 130 – 132, tr. 227, Tr. 268. 
  7. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn phục hồi chức năng (2017), Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản y học, tr. 31-41, tr. 42- 61, tr. 164 -172. 
  8. Ninh Thị Ứng (2010), Lâm sàng bệnh thần kinh trẻ em, Nhà xuất bản Y học, tr. 120- 125. 
  9. Hải Thượng Lãn Ông – Y Tông Tâm Lĩnh (2019), tái bản nguyên bản, Nhà xuất bản Y học, Quyển 1 tr. 620,627,627, Quyển 2 tr. 956- 957 
  10. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy (1997), Châm cứu sau Đại học, Nhà xuất bản Y học, tr 246- 205, 145- 8, 117- 8. 
Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail