Đánh giá tác dụng điều trị đau, phục hồi chức năng khớp gối của điện châm kết hợp sóng xung kích trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

  • 5
Cỡ chữ:

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị đau, phục hồi chức năng khớp gối bằng phương pháp kết hợp điện châm và sóng xung kích ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 1 và 2 theo phân loại của Kellgren và Lawrence. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng được tiến hành trên 80 bệnh nhân THK gối điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương trong khoảng thời gian từ 3/2020 đến tháng 8/2020. BN được chia làm 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu gồm 40 bệnh nhân, điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp sóng xung kích. Nhóm đối chứng gồm 40 bệnh nhân, điều trị bằng uống thuốc glucosamine. Liệu trình điều trị 20 ngày ở cả 2 nhóm. Kết quả: Điện châm kết hợp sóng xung kích có hiệu quả trong điều trị đau, phục hồi chức năng khớp gối, cụ thể: Làm giảm giá trị trung bình mức độ đau theo thang điểm VAS từ 5,78 ± 0,8 điểm trước điều trị xuống còn 1,4 ± 1,24 điểm sau điều trị, p<0,01; giảm chỉ số WOMAC từ 40,85 ± 11,99 xuống 5,95 ± 5,03 (điểm), p<0,01; giảm chỉ số gót - mông từ 12,38 ± 1,69 cm xuống 3,73 ± 1,69 cm, p< 0,01. Sau liệu trình 20 ngày điều trị, mức độ khá chiếm tỷ lệ 52,5%; mức độ tốt chiếm 27,5%, cao hơn so với nhóm uống glucosamin, p<0,05. Kết luận: Phương pháp điều trị bằng điện châm kết hợp sóng xung kích có hiệu quả tốt trong việc giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối giai đoạn I, II theo phân loại của Kellgren và Lawrence.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hóa khớp gối (THKG) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn [1]. THKG là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch [2]. 

Để điều trị THKG, Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp khác nhau như điều trị nội khoa bảo tồn, sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, tiêm steroid nội khớp nhưng do tác động toàn thân thường gây nhiều biến chứng [3]. Y học cổ truyền (YHCT) cũng có nhiều phương pháp bao gồm điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc đắp ngài, thuốc thang…[4]. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc với ưu thế ít tác dụng không mong muốn, phù hợp với tính chất bệnh lý THKG mạn tính, hay tái phát của người lớn tuổi đang ngày càng được đánh giá cao. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với mục tiêu đánh giá tác dụng điều trị đau, phục hồi chức năng khớp gối của phương pháp kết hợp điện châm kết hợp sóng xung kích trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 1 và 2 theo phân loại của Kellgren và Lawrence. 

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Đối tượng nghiên cứu:  

80 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Châm cứu TW trong thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2020, được chẩn đoán xác định thoái hoá khớp gối theo các tiêu chuẩn sau: 

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ: BN được chẩn đoán xác định THK gối theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology - ACR (1991) giai đoạn 1 và 2 theo phân loại của Kellgren và Lawrence.  

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT: BN được chẩn đoán xác định THK gối giai đoạn 1, 2 theo YHHĐ và có chứng trạng thuộc chứng tý thể phong hàn thấp tý gồm: Đau ở một khớp hay 2 khớp, đau tăng khi vận động đi lại, trời lạnh đau nhiều, chườm nóng đỡ đau, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế. 

- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân THKG nhưng không thuộc giai đoạn 1,2 theo phân loại Kellgren và Lawrence, và không thuộc thể phong hàn thấp tý theo YHCT. Bệnh nhân tự ý sử dụng các thuốc khác hoặc có kèm theo các bệnh mạn tính khác, hoặc từ chối tham gia nghiên cứu hoặc không tuân thủ theo quy trình điều trị. 

2.2. Phương pháp nghiên cứu 

- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, so sánh trước - sau điều trị. 

- Cỡ mẫu nghiên cứu: 80 bệnh nhân chia hai nhóm. Nhóm NC: 40 bệnh nhân điều trị bằng sóng xung kích kết hợp điện châm. Nhóm ĐC: 40 bệnh nhân điều trị bằng uống thuốc glucosamine. 

- Quy trình nghiên cứu: 

+ Nhóm nghiên cứu: điều trị bằng điện châm trước, nghỉ 15 phút sau đó tiếp tục điều trị bằng sóng xung kích với liệu trình cụ thể như sau: 

Điện châm 30 phút/lần/ngày  x 20 ngày. 

Sóng xung kích 5 lần/ 20 ngày tại thời điểm ngày điều trị D0, D5, D10, D15, D20. 

+ Nhóm đối chứng: được điều trị bằng uống thuốc glucosamine1000 mg/gói x 01 gói/ ngày x 20 ngày. Uống trước bữa ăn sáng 15 phút. 

- Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá. 

+ Chỉ tiêu lâm sàng: đưc đánh giá tại thời điểm D0 D10 D20 

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, vị trí tổn thương. 

Đánh giá tình trạng đau theo thang điểm VAS. 

Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp theo thang điểm WOMAC. 

Đánh giá mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót mông. 

+ Đánh giá kết quả điều trị chung theo thang điểm B.amor như sau: 

Hiệu quả điều trị 

Kết quả điều trị 

Giảm ≥ 80% so với trước điều trị 

Tốt 

Giảm ≥ 60% đến 80% so với trước điều trị 

Khá 

Giảm ≥ 40% đến 60% so với trước điều trị 

Trung bình 

Giảm ≤ 40% so với trước điều trị 

Kém 

Xử lý số liệu: Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0. 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 

Nhóm NC 

Chỉ tiêu NC  

Nhóm NC (1) 

Nhóm ĐC(2) 

Chung 

n 

% 

n 

% 

n 

% 

 

 

Tuổi 

≤ 49 

1 

2,5 

3 

7,5 

4 

5 

50 - 59 

7 

17,5 

5 

12,5 

12 

15 

60 - 69 

17 

42,5 

20 

50 

37 

46,3 

≥ 70 

15 

37,5 

12 

30 

27 

33,7 

± SD 

65,2 ± 6,76 

65,0 ± 9,19 

65,1 ± 8,02 

 

Giới 

Nữ 

32 

80 

29 

72,5 

61 

76,3 

Nam 

8 

20 

11 

27,5 

19 

23,7 

p 

p2-1 > 0,05 

Nhận xét:THK gối có tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm từ 60 - 69 tuổi (nhóm NC chiếm 42,5%, nhóm ĐC chiếm 50%). Tỷ lệ mắc bệnh nữ/nam là 4/1 với độ tuổi trung bình 65,1 ± 8,02. Không có sự khác biệt về phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). 

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 

Nghề nghiệp 

Nhóm NC (1) 

Nhóm ĐC (2) 

Tổng (n = 80) 

n 

% 

n 

% 

n 

% 

Lao động trí óc  

16 

40 

29 

36,2 

29 

36,2 

Lao động chân tay 

24 

60 

51 

63,8 

51 

63,8 

p 

p2-1 > 0,05 

Nhận xét: THK gối gặp ở lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao 63,8 (nhóm NC chiếm tỷ lệ 60%, nhóm ĐC là 67,5%). Không có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa hai nhóm NC (p > 0,05). 

Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh 

Thời gian 

mắc bệnh (năm) 

Nhóm NC (1) 

(n=40) 

Nhóm ĐC (2) 

(n=40) 

Tổng 

(n=80) 

X ± SD 

5,22±1,29 

5,27±1,79 

5,25 ±1,56 

p1-2

> 0,05 

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình là 5,25 ± 1,56 (năm) ( nhóm NC là 5,22 ± 1,29 (năm) nhóm ĐC là 5,27 ± 1,79 (năm). Không có sự khác biệt về thời gian mắc bệnh giữa giữa 2 nhóm NC (p > 0,05). 

Bảng 3.4. Đặc điểm vị trí khớp bị tổn thương 

 

Vị trí khớp 

Nhóm NC (1) 

(n = 40) 

Nhóm ĐC (2) 

(n = 40) 

Tổng 

(n = 80) 

n 

% 

n 

% 

n 

% 

 

Một khớp 

Bên phải 

7 

17,5 

12 

30 

19 

23,7 

Bên trái 

8 

20 

6 

15 

14 

17,5 

Cả hai khớp 

25 

62,5 

22 

55 

47 

58,8 

p1-2

p > 0,05 

 

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương cả hai khớp gối trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao 58,8% (nhóm NC là 62,5%, nhóm ĐC là 55%). Không có sự khác biệt về vị trí tổn thương khớp gối giữa hai nhóm NC (p > 0,05). 

3.2. Hiệu quả giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối bằng phương pháp kết hợp điện châm và sóng xung kích. 

Bảng 3.5. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS 

 

Thời điểm nghiên cứu 

Điểm đau trung bình theo VAS 

p(NNC-NĐC) 

Nhóm NC (n=40) 

Nhóm ĐC (n=40) 

D0 

5,78 ± 0,8 

5,63 ± 0,74 

p > 0,05 

D10 

3,23 ± 1,21 

4,00 ± 0,96 

p < 0,01 

D20 

1,4 ± 1,24 

3,33 ± 1,07 

p < 0,01 

Hiệu suất giảm 

P(10 - 0) 

-2,55 ± 0,60 

-1,63 ± 0,63 

p < 0,01 

P(20 - 0) 

-4,38 ± 0,71 

-2,3 ± 0,79 

p < 0,01 

P(20 - 0) 

p < 0,01 

p < 0,01 

 

Nhận xét: Trước điều trị, giá trị trung bình điểm đau VAS nhóm NC5,78 ± 0,8 (điểm) và nhóm chứng là 5,63 ± 0,74iểm). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm với p > 0,05. Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị, giá trị trung bình của điểm đau VAS  ở cả hai nhóm nghiên cứu đều có sự cải thiện rõ rệt (p < 0,01). 

Bảng 3.6. Hiệu quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC 

Thời điểm  

nghiên cứu 

Điểm đau trung bình theo thang điểm WOMAC 

P(NNC-NĐC) 

Nhóm NC (n=40) 

Nhóm ĐC (n=40) 

D0 

40,85 ± 11,99 

40,40 ± 10,82 

p > 0,05 

D10 

19,88 ± 8,43 

34,70 ± 10,18 

p < 0,01 

D20 

5,93 ± 5,03 

23,45 ± 11,01 

p < 0,01 

Hiệu suất giảm 

P(10 - 0) 

-20,98 ± 5,76 

-5,70 ± 6,52 

p < 0,01 

P(20 - 0) 

-34,93 ± 8,05 

-16,95 ± 8,53 

p < 0,01 

P(20 - 0) 

p < 0,01 

p < 0,01 

 

Nhận xét: Giá trị trung bình WOMAC tại thời điểm trước điều trị của 2 nhóm nghiên cứu là tương đương nhau (p > 0,05). Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị, ở cả hai nhóm nghiên cứu đều có sự cải thiện rõ (p < 0,01). Ở nhóm NC các chỉ số này giảm mạnh hơn so với nhóm ĐC ở cả hai thời điểm sau 10 ngày và 20 ngày điều trị (p < 0,05). 

Bảng 3.7. Hiệu quả phục hồi tầm vận động khớp gối qua 

 cải thiện chỉ số gót- mông. 

 

Thời điểm nghiên cứu 

Chỉ số gót mông  

P(NNC - NDC) 

Nhóm NC (n=40) 

Nhóm ĐC (n=40) 

D0 

12,38 ± 1,89 

12,18 ± 2,32 

p > 0,05 

D10 

8,65 ± 2,39 

10,8 ± 1,59 

p < 0,01 

D20 

3,73 ± 1,69 

8,83 ± 2,28 

p < 0,01 

Hiệu suất giảm 

P(10 - 0) 

 

-3,73 ± 2,36 

-1,38 ± 0,98 

p < 0,01 

P(20 - 0) 

-8,65 ± 1,90 

-3,35 ± 1,27 

p < 0,01 

P(20 - 0) 

p < 0,01 

p < 0,01 

 

Nhận xét: Không có sự khác biệt về giá trị trung bình chỉ số gót - mông tại thời điểm trước điều trị giữa hai nhóm nghiên cứu ( p > 0,05). Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị, chỉ số gót - mông của nhóm NC giảm nhanh hơn so với nhóm ĐC (p < 0,01). 

Bảng 3.8. Hiệu quả điều trị 

Nhận xét: Sau liệu trình điều trị, ở nhóm NC số bệnh nhân có kết quả điều trị mức độ khá chiếm tỷ lệ 52,5%; mức độ tốt chiếm 27,5%, cao hơn so với ở nhóm ĐC (p < 0,05). Không BN nào đáp ứng kém với điều trị bằng điện châm kết hợp sóng xung kích. 

 

 

 

IV. BÀN LUẬN.

4.1. Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 

Kết quả từ bảng 3.1 đến 3.4 cho thấy, tuổi THK gối chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm từ 60 - 69 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 4/1; độ tuổi trung bình là 65,1 ± 8,02 (tuổi), chủ yếu gặp ở đối tượng lao động chân tay; thời gian mắc bệnh trung bình là 5,25 ± 1,56 (năm), thường thấy có tổn thương cả 2 khớp gối trên phim chụp Xquang. 

Kết quả NC của chúng tôi tương đồng với kết quả NC của tác giả Đinh Thị Lam tuổi trung bình ở BN thoái hóa khớp gối là 65,6 ± 9,69 (tuổi) [5]; nhưng cao hơn so với NC của Tạ Việt Hưng tuổi trung bình của các BN là 54,02 ± 7,13 tuổi [6], của Bùi Hải Bình (2016) là 59,7 ± 7,16 tuổi [7].

Về giới tính, nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với hầu hết các nghiên cứu của các tác giả khác tỷ lệ nam/nữ là 1/4. 

Trong nghiên cứu của chúng tôi BN có nghề nghiệp thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm lao động trí óc; ở nhóm NC chiếm tỷ lệ 60%, nh&oacu

Từ khóa

Thoái hoá khớp gối,điện châm,sóng xung kích

Tài liệu tham khảo

  1. Cao Thị Len và cộng sự (2016), Nhận xét kết quả phục hồi chức năng khớp gối thoái hóa bằng phương pháp siêu âm kết hợp tập vận động tại bệnh viện quân y 87, Tạp chí Phục Hồi Chức Năng, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Tr. 24- 27. 
  2. Lee A.S., Ellman M.B., Yan D. et al. (2013), “A current review of
    molecular mechanisms regarding osteoarthritis and pain”, Gene 527, pp
    440 – 447. 
  3. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004): Thoái hóa khớp [hư khớp] và thoái hóa cột sống. Bệnh học nội khoa tập I (dùng cho đối tượng sau đại học). Nhà XB Y học, 422-435.
  4. Trường Đại Học Y Hà Nội (2005): Một số bệnh về khớp xương, Bài giảng Y học cổ truyền tập II, NXB Y học, tr. 160-165.
  5. Đinh Thị Lam (2011): Bước đầu đánh giá hiệu quả của chế phẩm Glucosamine trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  6. Tạ Việt Hưng (2017): Nghiên cứu phân lập, bảo quản, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân thoái hoá khớp gối, Luận án tiến sỹ Y Học, Học viện Quân Y,Hà Nội.
  7. Bùi Hải Bình (2016): Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  8. Nguyễn Thị Bích Hồng (2020): Đánh giá độc tính và hiệu quả điều trị của cao lỏng ích gối khang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận văn tiến sỹ, Trường đại học Y Hà Nội. 
  9. Trần Lê Minh (2017): Nghiên cứu hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
  10. Brandt KD, Smith GN Jr và Simon LS (2000): "Intra-articular injection of hyaluronan as treatment for knee osteoarthritis, what is the evidenced", Arthritis Rheum. 43, tr. 1192-203.
  11. Kenji Kawakita, Kaoru Okada, Acupuncture therapy (2014), mechanism of action, efficacy, and safety: a potential intervention for psychogenic disorders, Biopsychosoc Med. ; tr.8
Hoặc

Đăng nhập bằng gmail

Đăng nhập bằng gmail