Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng cải thiện chức năng gì khớp vai khi điều trị bằng cấy chỉ kết hợp với sử dụng bài thuốc Quyên tý thang. Tìm hiểu tác dụng không mong muốn khi kết hợp hai phương pháp điều trị trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 56 bệnh nhân Viêm quanh khớp vai được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với sử dụng bài thuốc Quyên tý thang tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2021. Kết luận: Cấy chỉ kết hợp với sử dụng bài thuốc Quyên tý thang có tác dụng cải thiện chức năng khớp vai theo thang điểm EFA và MC Gill-Romi (P < 0,05). Kết hợp hai phương pháp điều trị là an toàn.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai ( VQKV) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý phần mềm quanh khớp, là một danh từ bao gồm tất cả mọi trường hợp đau và hạn chế vận động của khớp vai mà tổn thương tại cấu trúc phần mềm quanh khớp bao gồm: gân, cơ, dây chằng và bao khớp [1]. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là đau và hạn chế vận động khớp vai. Bệnh nhân thường diễn biến kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Nếu không được điều trị đúng, bệnh có thể để lại di chứng như: teo cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế cử động của vai và bàn tay... Các di chứng này làm mất dần chức năng của tay bị bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, công việc và ngay cả khi nghỉ ngơi [1].
Theo y học cổ truyền (YHCT) VQKV thuộc phạm vi ‘‘chứng tý’’. Căn cứ các biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, chứng bệnh này được phân làm 3 thể: ‘‘kiên thống’’, ‘‘kiên ngưng’’ và ‘‘lậu kiên’’. Có nhiều phương pháp chữa bệnh VQKV: Châm cứu, xoa bóp bấm huyết, thủy châm, vật lý trị liệu… Mỗi phương pháp đều có những hiệu quả điều trị và một số hạn chế nhất định [2]. Thực tế tại các Bệnh viện YHCT cho thấy, việc kết hợp các phương pháp điều trị ở bệnh nhân viêm quanh khớp vai là phổ biến , giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Trong thời gian gần đây, tại Bệnh viện Hữu Nghị cấy chỉ catgut vào huyệt là phương pháp điều trị đang được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cơ xương khớp. Tại khoa YHCT Bệnh viện Hữu Nghị chúng tôi áp dụng Cấy chỉ phối hợp với bài thuốc cổ phương thấy có hiệu quả, vì vậy chúng tôi nghiên cứu để tài này với mục tiêu : ‘‘Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ kết hợp bài thuốc Quyên tý thang trong điều trị bệnh nhân viêm quanh khớp vai’’
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu nghiên cứu :
Phác đồ kết hợp 2 phương pháp: Cấy chỉ và uống bài thuốc Quyên tý thang để điều trị VQKV thể đơn thuần.
Cấy chỉ: Dụng cụ cấy chỉ: Kim cấy chỉ dùng 1 lần châm, chỉ Catgut số 2.
Cắt chỉ Catgut thành đoạn 1.5cm. Luồn đoạn chỉ vào trong lòng kim. Xác định huyệt, sát trùng da rồi đâm kim nhanh qua da, sau đó đẩy kim từ từ đến vị trí đạt đắc khí. Khi đó dùng nòng kim đẩy sợi chỉ catgut ra khỏi nòng kim rồi rút kim ra. Đặt gạc vô trùng lên nốt cấy chỉ rồi cố định bằng băng dính [3], [4].
+ Phương huyệt: Kiên ngung, Kiên trinh, Tý nhu, Thiên tông, Trung phủ [3].
+ Liệu trình: Một đợt điều trị cấy 2 lần, mỗi lần cấy cách nhau 15 ngày [3].
Bài thuốc Quyên tý thang :
- Khương hoạt : 8g, - Sinh khương : 6g, - Cam thảo : 6g,
| - Đại táo : 12g, - Khương hoàng : 12g, - Xích thược : 12g,
| - Phòng phong : 8g, - Đương quy : 12g, - Hoàng kỳ : 12g [2]. |
Nghiên cứu được tiến hành trên 56 người bệnh Viêm quanh khớp vai được điều trị nội trú trú tại khoa YHCT Bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2021.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thử nghiệm lâm sàng tiến cứu, so sánh kết quả trước và sau điều trị. 56 bệnh nhân được chẩn đoán VQKV thể đơn thuần theo tiêu chuẩn của M.C. Boisier 1992, điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2021.
Bệnh nhân được điều trị 20 ngày liên tục, phương pháp cấy chỉ theo phác đồ huyệt như trên vào ngày đầu tiên và ngày thứ 15 trong quá trình điều trị.
Bài thuốc Quyên tý thang được sắc hàng ngày mỗi ngày 1 thang, ngày uống 2 lần, uống sau khi ăn 30 phút, uống liên tục trong suốt 20 ngày điều trị.
Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu như tuổi, giới, các triệu chứng lâm sàng tại thời điểm D0, D10, D20 như: Dạng khớp vai, chức năng khớp vai theo theo thang điểm EFA (Evaluation Fonctionnelle Articulaire), thang điểm MC Gill-Ronmi, các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp y sinh học bằng phần mềm SPSS 23.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo giới, tuổi.
Giới
Nhóm tuổi | Nam | Nữ | ||||
n | % | n | % | |||
Dưới 60 ( n = 3) | 2 | 5,41 | 1 | 5,26 | ||
Từ 60-69 ( n = 9) | 6 | 16,22 | 3 | 15,79 | ||
Từ 70 - 79 ( n = 33) | 21 | 56,76 | 12 | 63,16 | ||
Từ 80 trở lên ( n = 11 ) | 8 | 21,62 | 3 | 15,79 | ||
Tổng (n=56) | 37 | 66,07 | 19 | 33,93 |
* Nhận xét: Bệnh nhân nam chiếm số lượng nhiều hơn nữ (66,07% và 33,93%). Nhóm tuổi hay gặp nhất là trên 70 tuổi (44/56)chiếm 78,57 %.
Bảng 2. Mức độ cải thiện vận động khớp theo thang điểm đánh giá hoạt động khớp EFA.
Thời gian Nhóm (n=56) | Điểm hoạt động của khớp EFA (X ± SD) | |
Điểm trung bình | D0 | 4,54 ± 1,21 |
D10 | 9,25 ± 2,71 | |
D20 | 14,23 ± 2,19 | |
Hiệu suất tăng điểm | D10-D0 | 4,71 ± 1,5 |
D20-D10 | 4,98 ± 1,34 | |
D20-D0 | 9,69 ± 0,98 | |
P10-P0 | < 0,05 | |
P20-P10 | < 0,05 | |
P20-P0 | < 0,05 |
* Nhận xét: Sau điều trị 10 ngày điểm hoạt động khớp EFA tăng lên 4,71 ± 1,5 điểm và sau 20 ngày điều trị thì điểm hoạt động khớp tăng lên 9,69 ± 0,98 điểm, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Bảng 3. Chức năng khớp vai theo MC Gill- MC Romi ( động tác xoay ngoài).
Ngày | N,% | Độ 0 | Độ 1 | Độ 2 | Độ 3 |
D0 | n | 0 | 4 | 25 | 27 |
% | 0 | 7,14 | 44,64 | 48,22 | |
D10 | n | 13 | 16 | 19 | 8 |
% | 23,21 | 28,57 | 32,93 | 14,29 | |
D20 | n | 24 | 21 | 8 | 3 |
% | 42,85 | 37,5 | 14,29 | 5,36 | |
PD10 - D0 | P < 0,05 | ||||
PD20 - D10 | P < 0,05 | ||||
PD20 - D0 | P < 0,05 |
* Nhận xét: Sau 10 và 20 ngày điều trị có sự chuyển độ từ độ 2 và 3 về độ 0 và 1 (từ 52 xuống 27 và 11), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Bảng 4. Chức năng khớp vai theo MC Gill- MC Romi ( động tác dạng).
Ngày | N,% | Độ 0 | Độ 1 | Độ 2 | Độ 3 |
D0 | n | 0 | 7 | 30 | 19 |
% | 0 | 12,5 | 53,57 | 33,93 | |
D10 | n | 7 | 10 | 28 | 11 |
% | 12,5 | 17,86 | 50 | 19,64 | |
D20 | n | 22 | 26 | 6 | 2 |
% | 39,29 | 46,43 | 10,71 | 3,57 | |
PD10-D0 | P >0,05 | ||||
PD20-D10 | P < 0,05 | ||||
PD20-D0 | P < 0,05 |
* Nhận xét: Sau 10 ngày đã có sự chuyển độ từ độ 2 và 3 về độ 0 và 1 (từ 49 xuống 39). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Sau 20 ngày điều trị BN chuyển độ từ 2 và 3 về độ 0 và độ 1 là rõ rệt và có ý nghĩa thống kê ( từ 49 xuống còn 8 ) với P < 0,05.
Bảng 5. Chức năng khớp vai theo MC Gill- MC Romi ( động tác xoay trong ).
Ngày | N,% | Độ 0 | Độ 1 | Độ 2 | Độ 3 |
D0 | n | 0 | 5 | 32 | 19 |
% | 0 | 8,93 | 57,14 | 33,93 | |
D10 | n | 9 | 13 | 22 | 12 |
% | 16,07 | 23,21 | 39,29 | 21,43 | |
D20 | n | 18 | 27 | 7 | 4 |
% | 32,14 | 48,22 | 12,5 | 7,14 | |
PD10-D0 | P >0,05 | ||||
PD20-D10 | P < 0,05 | ||||
PD20-D0 | P < 0,05 |
* Nhận xét: Sau 10 ngày đã có sự chuyển độ từ độ 2 và 3 về độ 0 và 1 (từ 51 xuống 44). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Sau 20 ngày điều trị thì chuyển độ từ 2 và 3 về độ 0 và độ 1 là rõ rệt và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 ( từ 51 xuống còn 11).
Bảng 6. Kết quả chung sau 10 ngày, 20 ngày điều trị.
Nhóm Kết quả | Trước ĐT (P0) | Sau 10 ngày ĐT (P1) | Sau 20 ngày ĐT (P2) | |||
n | % | n | % | n | % | |
Rất tốt | 0 | 0 | 8 | 14,29 | 13 | 23,21 |
Tốt | 0 | 0 | 11 | 19,64 | 27 | 48,22 |
Khá | 0 | 0 | 15 | 26,78 | 9 | 16,07 |
Trung bình | 23 | 41,07 | 17 | 30,36 | 7 | 12,5 |
Kém | 33 | 58,93 | 5 | 8,93 | 0 | 0 |
Tổng | 56 | 100 | 56 | 100 | 56 | 100 |
P | P0-P1 < 0,05; P2-P1 < 0,05; P1-P2 < 0,05 |
* Nhận xét: Sau 10 ngày điều trị, Kết quả tốt và rất tốt chiếm 33,93%, khá và trung bình là 57,14% còn kém chỉ là 8,93% sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Sau 20 ngày điều trị kết quả rất tốt và tốt chiếm 71,43%, kết quả trung bình chỉ chiếm 12,5%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Bảng 7. Kết quả tác dụng không mong muốn.
Kết quả | Số lượng (n=56) | Tỷ lệ (%) |
Rối loạn tiêu hóa | 0 | 0 |
Choáng, sốc | 0 | 0 |
Chảy máu | 2 | 3,57 |
Nhiễm trùng tại huyệt | 0 | 0 |
Sốt | 0 | 0 |
Đau tại huyệt | 0 | 0 |
Sẩn ngứa, mày đay | 0 | 0 |
* Nhận xét: Có 02 bệnh nhân (chiếm 3,57%) chảy máu khi cấy chỉ.
IV. BÀN LUẬN
Qua Bảng 1 cho thấy thấy tỉ lệ mắc bệnh VQKV giữa nam và nữ là khác nhau khi nam chiếm 66,07% còn nữ chỉ chiếm 33,93%, Trong đó tỉ lệ người mắc bệnh nhiều nhất thường gặp ở độ tuổi trên 70 tuổi là 76,8%. Đây là đặc thù bệnh nhân của Bệnh viện Hữu Nghị tuổi cao và nam giới chiếm đa số.
Để đánh giá sự cải thiện triệu chứng vận động của khớp vai chúng tôi sử dụng bảng kiểm đánh giá hoạt dộng khớp EFA. Các bệnh nhân được đánh giá về mức độ đau, vận động chủ động, vận động thụ động và sự ổn định trong vận động. Trong đó, mức độ đau được tính từ 0 – 4 điểm; Vận động thụ động 0 – 4 điểm và mức độ ổn định trong hoạt động của khớp 0 – 4 điểm, tổng điểm là 14 – 16 điểm, ở người bình thường, điểm càng thấp tương ứng với hoạt động khớp càng kém. Thang điểm này giúp đánh giá sự thay đổi về vận động của khớp sau điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh khớp. Các hạn chế vận động khớp đã được cải thiện sau 10 ngày và 20 ngày điều trị thể hiện bằng tăng điểm ở các thời điểm D10 và D20.
Sau 10 ngày đi
Viêm quanh khớp vai,Cấy chỉ catgut,Quyên tý thangTừ khóa
Tài liệu tham khảo