Tóm tắt
TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hoá cột sống (THCS) cổ tại bệnh viện YDCT Tây Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, không đối chứng trên 69 BN được chuẩn đoán đau vai gáy do THCS cổ được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong 14 ngày điều trị tại bệnh viện YDCT Tây Ninh. Kết quả điều trị được đánh giá theo thang điểm VAS, NPQ và mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ sau 14 ngày điều trị. Kết quả: Điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt làm giảm giá trị trung bình điểm VAS từ 4,55 ± 1,24 điểm trước điều trị xuống còn 1,51 ± 1,55 sau điều trị (p<0,05). Điểm trung bình NPQ, ghi nhận giảm từ 16,29 ± 4,49 điểm trước điều trị xuống còn 7,97 ± 6,08 điểm sau điều trị (p<0,05). Tỷ lệ hạn chế vận động của BN được ghi nhận, tỷ lệ không hạn chế là 0% trước điều trị tăng lên 21,7% sau điều trị và hạn chế nhẹ là 37,7% trước điều trị tăng lên 62,4% sau điều trị. Trong khi đó, tỷ lệ hạn chế trung bình là 60,9%; hạn chế nặng là 1,4% trước điều trị giảm xuống lần lượt là 15,9% và 0% sau điều trị, (p<0,05). Kết quả điều trị chung, sau 14 ngày ghi nhận được 69,9% bệnh nhân đạt kết quả tốt; 13,0% bệnh nhân đạt kết quả khá, 17,4% bệnh nhân đạt kết quả trung bình và không có bệnh nhân đạt kết quả kém. Kết luận: Điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau, cải thiện mức độ sinh hoạt hằng ngày và tầm vận động cột sống cổ trên BN đau vai gáy do THCS cổ.
Từ khóa
Điện châm,xoa bóp bấm huyệt,thoái hóa cột sống cổ,tầm vận động cột sống cổ,VAS,NPQ.
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại” nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 37-43.
- Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 140-153.
- Trần Thị Minh Thư, Phạm Tiến Dũng, Phí Thị Thanh Hoa (2022), ” Đánh giá kết quả điều trị hội chứng cổ vai do thoái hoá cột sống cổ bằng phương pháp châm cứu kết hợp bài thuốc quyên tý thang”, Tạp chí châm cứu Việt nam, (số 3), 34-42.
- Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Yến, (2021), “Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hoá đốt sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt”, Tạp chí Y học Việt Nam, (số 1), 102 - 105.
- Phan Thị Hồng Giang, Nguyễn Thị Thanh Tú (2021), “Tác dụng giảm đau của điện châm kết hợp Parafin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 508 (1), 190 - 193.
- Phạm Thị Minh Đức (1998), Sinh lý đau, Chuyên đề sinh lý học, trường Đại học Y Hà Nội, 138-158.
- Ngô Minh Hạnh (2021), So sánh hiệu quả điều trị đau do thoái hóa cột sống cổ giữa phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài thuốc Quyên tý thang và phương pháp dùng sóng xung kích kết hợp bài thuốc Quyên tý thang tại Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Tây Ninh năm 2021.
- Nguyễn Thị Thanh Tú, Cao Thị Huyền Trang (2022), “Tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của điện châm kết hợp đắp Parafin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 158 (10), 85 - 93.
- Nguyễn Hoài Linh (2016).Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.