Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bên cạnh các biện pháp nâng cao ý thức, việc tìm ra một phương pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Hiểu được điều đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp nhĩ châm”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang và thử nghiệm lâm sàng so sánh trước sau điều trị, chọn mẫu thuận tiện 35 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh, không nằm trong các tiêu chuẩn loại trừ, từtháng 04/2019 đến tháng 06/2019. Kết quả: Mức độ nghiện thuốc đánh giá theo thang điểm Fagerstorm có giảm rõ rệt từ sau 6 ngày có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sau điều trị 15 ngày, sự thay đổi mức độ nghiện của người hút thuốc rõ rệt, trong đó nhóm không nghiện hay nghiện nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất tới 85,7% và có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Số điếu thuốc trung bình người hút giảm được sau một liệu trình điều trị là 16,1.Số người cai thuốc hoàn toàn 16 (45,7%), số người tái nghiện sau 60 ngày là 4 (11,4%). Kết quả điều trị loại khá và tốt chiếm tỉ lệ 57,2 %; loại trung bình chiếm 37,1%; loại kém chiếm 5,7%. Kết luận: Phương pháp nhĩ châm trong cai thuốc lá mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
1.Đặt vấn đề
Việc cai nghiện thuốc lá cần được quan tâm và chú trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc tìm ra một phương pháp cai nghiện hiệu quả và giảm triệu chứng khó chịu là một nhu cầu cần thiết. Một vài nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã sử dụng phương pháp nhĩ châm cai thuốc lá và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, tại Viện vẫn chưa thử nghiệm phương pháp này trong cai thuốc lá, để góp phần làm sáng tỏ thêm hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp Nhĩ châm.
2.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh: tối thiểu 30người có hành vi hút thuốc lá, không phân biệt giới tính, có nguyện vọng muốn cai thuốc lá, tự nguyện tham gia nghiên cứu từ tháng 04/2019 đến tháng 06/2019.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu hoặc không tuân thủ các quy trình điều trị; bệnh nhân có chống chỉ định với nhĩ châm như viêm nhiễm loa tai,….;bệnh nhân có Hội chứng tim phổi nặng như COPD giai đoạn III, IV (theo phân độ GOLD), suy tim, các bệnh lý suy gan, suy thận nặng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang và thử nghiệm lâm sàng so sánh trước sau điều trị không nhóm chứng.
Thời gian đánh giá: trước khi tiến hành Nhĩ châm, sau 03 ngày, 06 ngày, 09 ngày, 12 ngày, 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày.
Quyết tâm cai thuốc của bệnh nhân được đánh giá theo trắc nghiệm Q-MAT.
Theo dõi hiệu quả cai thuốc bằng thang điểm trắc nghiệm FAGERSTROM, số điếu thuốc hút trong ngày, nồng độ CO trong hơi thở và mức độ giảm các triệu chứng cơ năng hội chứng cai thuốc.
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học, ứng dụng trên phần mềm SPSS.
3.Kết quả và bàn luận
3.1. Đặc điểmcủa người cai thuốc lá tại Viện YDHDT TP.HCM
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 35 người có nguyện vọng cai thuốc lá, đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh và không nằm trong các tiêu chuẩn loại trừ.
Độ tuổi trung bình của các đối tượng tham gia trong nghiên cứu là 40 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 16 và lớn nhất là 61. Độ tuổi hút thuốc đầu tiên trung bình là 21 tuổi, tuổi hút thuốc đầu tiên nhỏ nhất là 12 và lớn nhất là 40. Kết quả chúng tôi cũng tương tự Dương Trọng Hiếu (2017), tuổi bắt đầu hút thuốc hay gặp nhất trong khoảng 20-29 tuổi, sớm nhất là 15 tuổi và muộn nhất là 40 tuổi, trung bình là 21,17 ± 3,4 tuổi. Độ tuổi hút thuốc mỗi ngày trung bình là 24 tuổi, tuổi hút thuốc mỗi ngày nhỏ nhất là 12 và lớn nhất là 50. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với giáo dục học đường về những vấn đề tác hại của thuốc lá.
Bảng 1. Một số đặc điểm của người tham gia cai thuốc lá tại Viện
Đặc điểm | Số bệnh nhân | Tỉ lệ (%) (N=35) |
Giới tính - Nam |
35 |
100 |
Trình độ học vấn - Từ cấp 3 trở xuống - Cao đẳng - Đại học - Sau đại học |
7 24 4 |
20 68,6 11,4 |
Nghề nghiệp - Lao động trí óc - Lao động tay chân - Hưu - Khác |
10 9 9 7 |
28,6 25,7 25,7 20,0 |
Tiền sử cai thuốc lá - Đã từng cai thuốc - Chưa cai thuốc Mức độ muốn cai thuốc theo thang điểm Q-MAT - Trên 16 điểm: Quyết tâm cai thuốc - Từ 7 đến 16 điểm: Chưa thật sự quyết tâm cai thuốc - Dưới 7 điểm: Không muốn cai |
24 11
16 17 2 |
68,6 31,4
45,7 48,6 5,7 |
Mức độ nghiện thuốc theo thang điểm Fagerstorm - Từ 0-2 điểm: Không nghiện hay nghiện nhẹ - Từ 3-4 điểm: Nghiện vừa - Trên 5 điểm: Nghiện nặng |
3 16 16 |
8,6 45,7 45,7 |
Kết quả đánh giá mức độ muốn cai thuốc theo thang điểm Q-MAT cho thấy nhóm người chưa thật sự quyết tâm cai thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất 48,6%, nhóm quyết tâm cai thuốc chiếm tỷ lệ 45,7%, vẫn còn 5,7% chưa hề muốn cai thuốc. Những kết quả này là yếu tố có thể quyết định thành công của việc điều trị cai thuốc.
Kết quả đánh giá mức độ nghiện thuốc theo thang điểm Fagerstorm cho thấy nhóm người nghiện thuốc lá vừa và nặng chiếm tỉ lệ cao nhất và cùng bằng 45,7%, số người nghiện nhẹ chiếm khoảng 8,6%.Các số liệu này cho thấy rằng cai thuốc lá là một vấn đề không đơn giản và dễ dàng.
Để có thể đánh giá hiệu quả của phương pháp cai thuốc lá, trước khi tiến hành trị liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá các triệu chứng từng xuất hiện sau cai thuốc, việc kiểm soát các bệnh lý kèm theo trên các đối tượng tham gia.

Biểu đồ 1: Mô tả các triệu chứng từng xuất hiện sau cai thuốc
Kết quả mô tả triệu chứng từng xuất hiện sau cai thuốc cho thấy, 68,50% người cai thuốc có cảm giác thôi thúc muốn hút lại, 60,00% trong số đó có cảm giác mất tập trung trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, 42,80% có biểu hiện tình trạng lo lắng,…Đây là những triệu chứng hoàn toàn phù hợp với y văn được ghi nhận trong hội chứng thiếu hụt Nicotin.

Biểu đồ 2: Mô tả các bệnh lý kèm theo
Biểu đồ 2 mô tả tỷ lệ bệnh lý kèm theo trên các đối tượng tham gia nghiên cứu, trong đó bệnh rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao nhất 31,4%, tiếp theo là tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 25,7%,…
3.2. Hiệu quả cai thuốc lá bằng nhĩ châm
3.2.1 Kết quả điều trị theo mức độ nghiện và hành vi hút thuốc
Hiệu quả điều trị được đánh giá dựa trên thang điểm Fagertorm, số điếu thuốc hút trong ngày, nồng độ CO trong hơi thở, tỷ lệ số người cai thuốc hoàn toàn và số người tái hút sau 15 ngày điều trị. Kết quả đánh giá được tổng hợp theo Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả trị liệu theo các tiêu chí
Tiêu chí | Trước điều trị | N3 | N6 | N9 | N12 | N15 | N30 | N45 | N60 |
Thang điểm Fagerstorm | 4,68 ± 1,87 | 4,42 ± 1,86 | 3,94 ± 1,83 | 3,08 ± 1,90 | 2,51 ± 1,57 | 1,22 ± 1,11 | 0,51 ± 0,70 | 0,31 ± 0,58 | 0,20 ± 0,47 |
So sánh | P > 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | |
Số điếu thuốc hút trong ngày | 22,4 ± 6,8 | 19,9 ± 7,2 | 16,8 ± 6,8 | 14,2 ± 6,6 | 11,3 ± 6,5 | 6,3 ± 6,4 | 5,2 ± 5,4 | 4,0 ± 4,4 | 3,3 ± 4,1 |
So sánh | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | |
Nồng độ CO trong hơi thở | 20,74 ± 7,4 | 17,3± 7,3 | 16,8 ± 7,5 | 15,0 ± 7,0 | 11,8 ± 7,2 | 9,2 ± 5,9 |
|
|
|
So sánh | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 | P < 0,05 |
|
|
| |
Số người cai thuốc hoàn toàn |
| 0,00 % | 0,00% | 2,8% | 11,4% | 31,4% |
|
|
|
Số người tái hút thuốc |
|
|
|
|
|
| 5,7% | 11,4% | 11,4% |
Kết quả cho thấy sau điều trị 1 lần nhĩ châm (lưu kim 3 ngày), thang điểm Fagerstorm có giảm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (P> 0,05), số điếu thuốc hút trong ngày giảm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), nồng độ CO trong hơi thở giảm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, sau 3 ngày trị liệu, chỉ có thang điểm Fagerstorm là chưa giảm đáng kể. Tuy nhiên, sau 6 ngày điều trị, thang điểm Fagerstorm đã cải thiện rõ rệt và giảm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), số điếu thuốc hút trong ngày và nồng độ CO tiếp tục giảm rõ rệt (P < 0,05).
Nghiên cứu thống kê số điếu thuốc giảm trung bình sau 5 lần nhĩ châm là 16,1 điếu – đây là một tỷ lệ khá tốt. Việc giảm số điếu thuốc hút trong ngày là cơ sở để tiến đến cai thuốc lá hoàn toàn. Sau 9 ngày điều trị (tương đương 3 lần nhĩ châm) có 2,8% người có thể cai thuốc hoàn toàn, tỷ lệ này tăng lên ở ngày thứ 12 (tương đương 4 lần nhĩ châm) là 11,4% và vào ngày thứ 15 (tương đương 5 lần nhĩ châm) đạt tỷ lệ 31,4%. Như vậy, tổng số người tham gia có thể cai thuốc hoàn toàn là 45,7% - đây là một tỷ lệ khá cao. Bên cạnh kết quả khả quan này, có một tỷ lệ những người chưa thành công, đó là những người tái hút thuốc sau điều trị, tỷ lệ này chiếm 5,7% tại ngày thứ 15 của liệu trình và tăng lên 11,4% tạingày 45 và ngày 60. Tuy không thể cai nghiện hoàn toàn nhưng quá trình trị liệu lần này sẽ xem như một thử thách chưa vượt qua được, từ đó tạo tiền đề để các đối tượng này có thể nhận ra những cám dỗ khiến họ dễ dàng tái nghiện và rút kinh nghiệm cũng như có giải pháp hiệu quả hơn trong đợt trị liệu sau. Bên cạnh đó, thông qua đợt trị liệu lần này có thể giúp các đối tượng giảm phần nào mức độ nghiện.

Biểu đồ 3: Kết quả sau khi điều trị theo phân loại mức độ nghiện theo thảng điểm Fagerstorm
Như vậy, sau 6 ngày điều trị, thang điểm Fagerstorm có kết quả cải thiện rõ rệt, minh chứng cụ thể hơn là sự thay đổi phân nhóm nghiện thuốc trước và sau điều trị. Theo biểu đồ 4, sau 5 lần nhĩ châm loa tai (15 ngày) ghi nhận được nhóm không nghiện hay nghiện nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất là 85,7%, nhóm nghiện vừa chiếm khoảng 11,4% và nhóm nghiện nặng chỉ 2,9%. Kết quả này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (McNemar-Bower Test).
3.2.2. Kết quả điều trị theo triệu chứng cơ năng

Như đã biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến cai thuốc lá không thành công là người cai nghiện cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng hội chứng cai thuốc. Vì vậy, theo dõi các triệu chứng cơ năng xuất hiện trong quá trình cai thuốc lá, cũng như mức độ của triệu chứng là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định kết quả trị liệu.
Biểu đồ 4: Mô tả các triệu chứng cơ năng xuất hiện sau cai thuốc
Kết quả đánh giá triệu chứng cơ năng xuất hiện sau cai thuốc cho thấy triệu chứng thèm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất 97,1%, kế đến là bứt rứt với 91,4%, cáu gắt 74,3%, ho chiếm 31,4%, tăng cân chiếm 28,8%, mất ngủ chiếm 20% và đau đầu chiếm 14,3%.
Từ khóa
Hút thuốc lá,Cai thuốc lá,Nhĩ châm,Thang điểm FagerstormTài liệu tham khảo